Menu Button
SONG DA 5 JOINT STOCK COMPANY
Vietnamese Korean

Công ty Cổ phần Sông Đà 5

  • Lễ thông hầm Dự án Thủy điện Nam Phak
    Ngày 11/5/2023, tại công trường dự án thủy điện Nam Phak, CHDCND Lào đã diễn ra Lễ thông hầm dẫn nước Nam Pha. Nằm trong chuỗi hoạt động Chiến dịch thi đua 120 ngày đêm hoàn thành kế hoạch, mục tiêu 6 tháng đầu năm 2023 được phát động ngày 1/2/2023. Theo đó, Chiến dịch thi đua 120 ngày đêm năm 2023 với các mục tiêu hoàn thành khối lượng thi công đào móng 03 đập chính Phou Pong, Nam Pha và Nam Phak đạt: 2,1 triệu khối, công tác thi công bê tông, thi công đào và gia cố hầm đảm bảo theo kế hoạch đề ra của dự án, mục tiêu thi công công trình đảm bảo an toàn lao động, chất lượng. Đến nay, sau 100 ngày triển khai thi công, đến nay hạng mục thi công đào hầm dẫn nước Nam Pha đã về đích vượt tiến độ. Hầm dẫn nước Nam Pha là 01 hạng mục quan trọng nằm trên đường găng tiến độ, có tổng chiều dài tổng chiều dài là 596,5 md, chiều rộng 5,2 m, chiều cao 5,0m, đường kính thông thủy 4,2 m. Việc hoàn thành vượt tiến độ hầm dẫn nước Nam Pha không những đánh dấu sự nỗ lực của cả tập thể CBCNV Nhà thầu Sông Đà 5 mà còn là bước đà quan trọng để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu tiếp theo tại dự án. Phát biểu tại buổi lễ ông Preechar Kanthamoon – Phó chủ tịch CSE – Đại diện Chủ đầu tư đã biểu dương tinh thần lao động và sự nỗ lực của tập thể người lao động Công ty CP Sông Đà 5 tại dự án. Đây là dự án thứ 2 mà CSE làm việc với Công ty CP Sông Đà 5. Ông tin tưởng rằng với thành công của dự án Nam Emuon và sự nỗ lực và trách nhiệm của Tổng thầu Sông Đà 5, các mục tiêu tiếp theo tại dự án thủy điện Nam Phak chắc chắn Tổng thầu Sông Đà 5 sẽ hoàn thành đúng và vượt tiến độ. Cũng trong khuôn khổ buổi lễ ông Saroch thongsuk - Công ty Tractebel Engineering Ltd - Đại diện Tư vấn dự án khẳng định sự chuyên nghiệp của tổng thầu Sông Đà 5 trong quá trình triển khai thi công dự án. Thay mặt tư vấn Tractebel ông cảm ơn sự phối hợp nhịp nhàng của Tổng thầu Sông Đà 5 trong suốt thời gian qua. Việc tuyến Hầm dẫn nước Nam pha đảm bảo chất lượng và vượt tiến độ dự án lả kết quả xứng đáng với nỗ lực của Tổng thầu Sông Đà 5. Ông cũng mong rằng thời gian tới Tổng thầu Sông Đà 5 và tư vấn Tractebel sẽ phối hợp tốt hơn nữa để đảm hoàn thành dự án đúng và vượt tiến độ. Thay mặt cho Công ty CP Sông Đà 5, phát biểu tại buổi lễ ông Nguyễn Đại Thụ- TV HĐQT bày tỏ lòng cảm ơn, sự tin tưởng của chủ đầu tư CSE và tư vấn giám sát Tractebel đã dành cho Sông Đà 5. Ông khẳng định thời gian tới Sông Đà 5 sẽ tập trung cao độ mọi nguồn lực về con người cũng như xe máy thiết bị để triển khai thi công một cách toàn diện theo tiến độ đã ký kết với Chủ đầu tư. Ông cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp và hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi của Chủ đầu tư và TVGS để tổng thầu Sông Đà 5 có thể triển khai công việc một cách thuận lợi hơn nữa, đảm bảo chất lượng kỹ thuật và tiến độ của dự án. Dưới sự chứng kiến của các thành viên tham dự buổi lễ. Đại diện Chủ đầu tư, tư vấn giám sát và Tổng thầu Sông Đà 5 cùng nhau ấn nút phát lệnh nổ mìn thông hầm dẫn nước Nam Pha. Nguồn; Tiến Dũng Ban điều hành Dự án TĐ Nam Phak
  • Đại hội đại biểu Công đoàn Công ty Cổ phần Sông Đà 5 nhiệm kỳ 2023-2028
    Ngày 05 & 06/4/2023, tại Hà Nội, Công đoàn Công ty cổ phần Sông Đà 5 đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu Công đoàn lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023-2028. Tới dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Phạm Văn Quản-Phó Bí thư thường trực Đảng ủy-UVHĐQT Tổng Công ty Sông Đà-CTCP; đồng chí Trần Đức Tân - Ủy viên BTV Công đoàn XD Việt Nam, Ủy viên BTV Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn TCT Sông Đà, các đồng chí Phó chủ tịch, ủy viên Ban thường vụ Công đoàn TCT; Chủ tịch Công đoàn các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Sông Đà; Đại diện lãnh đạo đơn vị có đồng chí Trần Anh Đức Ủy viên BCH Đảng bộ Tổng công ty; Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sông Đà 5; Đồng chí Nguyễn Đắc Điệp - Ủy viên BCH Đảng bộ Tổng công ty - Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Công ty; Cùng các đồng chí Đại diện lãnh đạo Đảng ủy, thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát, các đồng chí Phó Tổng giám đốc, Bí thư ĐTN; trưởng phó phòng/Ban Công ty cùng 54 đại biểu về tham dự Đại hội Công đoàn công ty lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023-2028. Toàn cảnh Đại hội đại biểu dự Đại hội Đại diện lãnh đạo TCT tặng hoa chúc mừng Đại hội Đại hội đại biểu Công đoàn Công ty cổ phần Sông Đà 5, nhiệm kỳ 2023 - 2028 là sự kiện chính trị quan trọng của cán bộ, công nhân viên, người lao động, là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng cao nhất của đoàn viên, người lao động tại cơ sở. Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, Đại hội đã hoàn thành tốt các nội dung quan trọng của Đại hội: Kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội, nhiệm kỳ 2017-2022; xác định mục tiêu, chỉ tiêu, phương hướng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn cơ sở trong nhiệm kỳ 2023-2028; kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành công đoàn nhiệm kỳ 2017 - 2022; bầu Ban Chấp hành công đoàn, nhiệm kỳ 2023-2028, bầu đại biểu dự Đại hội Công đoàn TCT Sông Đà lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023-2028. Phát biểu và chỉ đạo tại Đại hội của các đồng chí: Trần Đức Tân, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Sông Đà-CTCP; đồng chí Nguyễn Đắc Điệp Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc Công ty. Các đồng chí đã đánh giá cao những kết quả mà Công đoàn Công ty cổ phần Sông Đà 5 đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng ủy Công ty, sự phối hợp, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo, BCH Công đoàn Công ty cổ phần Sông Đà 5 đã luôn phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Phát huy tốt vai trò chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Luôn chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên và người lao động về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua đạt được nhiều kết quả tốt. Thông qua nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả đã góp phần củng cố, nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn Công ty, đóng góp quan trọng vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Công đoàn Công ty nhiệm kỳ 2017-2022 và các nhiệm vụ chính trị của Đảng ủy và chính quyền Công ty cổ phần Sông Đà 5. Đại diện các đoàn Đại biểu về dự Đại hội Đại hội đã dành thời gian thảo luận, góp ý vào dự thảo Báo cáo của Ban Chấp hành Công đoàn Công ty, khoá VIII, trình Đại hội khóa IX, Nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đồng thời thông qua Báo cáo tổng hợp những kiến nghị của đoàn viên, người lao động để bổ sung hoàn thiện Nghị quyết của Đại hội. Đại diện lãnh đạo TCT trao Bằng khen của Công đoàn XD Việt Nam cho đoàn viên của đơn vị Trong khuôn khổ Đại hội, thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, với tinh thần dân chủ, Đại hội đại biểu đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Công đoàn, nhiệm kỳ 2023 -2028 gồm 9 đồng chí. Đồng thời, Đại hội cũng bầu 10 đại biểu chính thức đi dự Đại hội Công đoàn Tổng công ty Sông Đà lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023-2028. Đại hội đại biểu Công đoàn Công ty Cổ phần Sông Đà 5, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra trong không khí đoàn kết, sôi nổi và trách nhiệm. Đại hội đã thành công tốt đẹp. Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới, cần tiếp tục phát huy, tập trung hướng về người lao động, phối hợp cùng chính quyền chỉ đạo tổ chức tốt Hội nghị người lao động; xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Phát huy hơn nữa vị trí, vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về người lao động. Công đoàn Công ty cổ phần Sông Đà 5
  • Đoàn công tác của Ngân hàng BIDV đi thăm và làm việc với Sông Đà 5 tại công trường Dự án Thủy điện Nam Phak – CHDCND Lào
    Đoàn công tác của Ngân hàng BIDV đi thăm và làm việc với Sông Đà 5 tại công trường Dự án Thủy điện Nam Phak – CHDCND Lào Từ ngày 23 – 26/02/2023, Đoàn công tác của Ngân hàng BIDV đã đi có chuyến đi thăm và làm việc với Sông Đà 5 tại dự án Thủy điện Nam Phak tại tỉnh Champasak, CHDCND Lào. Ban điều hành dự án Nam Phak Báo cáo tình hình triển khai dự án với Đoàn công tác Dự án Thủy điện Nam Phak có tổng công suất lắp đặt 168MW, với 03 đập đá đổ lõi asphalt với chiều cao lớn nhất là 80m và tuyến hầm chính có tổng chiều dài gần 8 km. Dự án do Công ty TNHH Điện lực Nam Phak đầu tư phát triển, Sông Đà 5 là Tổng thầu EPC và Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng tài trợ vốn cho Sông Đà 5 thực hiện Dự án. Dự án theo kế hoạch sẽ phát điện vào cuối năm 2025 đem lại các lợi ích về kinh tế và xã hội cho Chủ đầu tư cũng như người dân địa phương. Đoàn công tác của Ngân hàng BIDV dẫn đầu đoàn là ông Nguyễn Quang Huy - Giám đốc Trung tâm Thẩm định & Phê duyệt và ông Đoàn Việt Nam - Giám đốc Chi nhánh Sở giao dịch 1. Cùng làm việc với đoàn công tác của Ngân hàng BIDV, về phía Nhà thầu có sự tham gia của ông Nguyễn Đắc Điệp - Tổng giám đốc công ty cổ phần Sông Đà 5, lãnh đạo các phòng ban Trụ sở chính tại Hà Nội cùng với ông Tạ Xuân Cường, giám đốc Dự án Ban điều hành Dự án tại hiện trường. Về phía Chủ đầu tư, có sự tham dự của ông Preechar Kanthamoon – Phó Chủ tịch, ông Surachai Mimae - Giám đốc Dự án. Hạng mục Đập Nam Pha – Dự án thủy điện Nam Phak Nội dung chuyến công tác là kiểm tra các hoạt động giải ngân nguồn vốn và triển khai thi công dự án đảm bảo đáp ứng các quy định theo Hợp đồng. Sau khi kiểm tra thực tế, đoàn công tác đã được nghe báo cáo kết quả triển khai dự án từ thời điểm được chính thức khởi công ngày 21/5/2022. Sau 09 tháng triển khai dự án, đến nay dự án đã cơ bản hoàn thành công tác phụ trợ, triển khai tổng khối lượng đào móng 3 đập được khoảng 500.000 m3 , hoàn thành 06 cửa hầm sẵn sàng cho thi công tuyến hầm chính. Hiện tại, dự án đang bước vào giai đoạn triển khai thi công các hạng mục công trình chính của dự án. Ban điều hành dự án Nam Phak báo cáo tiến độ thi công các hạng mục công trình Kết quả kiểm tra cho thấy việc sử dụng vốn vay của Nhà thầu được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Đoàn công tác của Ngân hàng BIDV cũng đánh giá cao sự chuyên nghiệp trong công tác quản lý triển khai các hoạt động thiết kế thi công của Tổng thầu cũng như tinh thần trách nhiệm và nỗ lực vượt khó để đảm bảo hoàn thành cam kết với Chủ đầu tư cũng như đối với Ngân hàng cung cấp vốn thi công. Phát biểu trong buổi làm việc, ông Nguyễn Đắc Điệp đã gửi lời cảm ơn chân thành đến Ngân hàng BIDV về sự hợp tác, hỗ trợ Sông Đà 5 hiệu quả trong thời gian vừa qua và khẳng định BIDV là đối tác chiến lược tin cậy và quan trọng của Sông Đà 5. Sông Đà 5 cam kết sẽ sử dụng nguồn vốn hiệu quả để hoàn thành thành công dự án Nam Phak đang triển khai, tiếp tục đấu thầu nhiều dự án, góp phần gia tăng lợi ích cho cả hai bên và xã hội. Thi công đào vai phải hố móng Đập Nam Pha – Dự án thủy điện Nam Phak Nguồn: Sông Đà 5
  • Sông Đà 5 phát động Chiến dịch thi đua 120 ngày đêm hoàn thành kế hoạch, mục tiêu 6 tháng đầu năm 2023 tại Dự án thủy điện Nam Phak CHDCND Lào
    Sông Đà 5 phát động Chiến dịch thi đua 120 ngày đêm hoàn thành kế hoạch, mục tiêu 6 tháng đầu năm 2023 tại Dự án thủy điện Nam Phak CHDCND Lào Sáng ngày 1/2/2023, tại công trường xây dựng Dự án thủy điện Nam Phak – CHDCND Lào, Công ty cổ phần Sông Đà 5 đã tổ chức Lễ phát động Chiến dịch thi đua 120 ngày đêm hoàn thành kế hoạch, mục tiêu 6 tháng đầu năm 2023. Theo đó, Chiến dịch thi đua 120 ngày đêm năm 2023 với các mục tiêu hoàn thành khối lượng thi công đào móng 03 đập chính Phou Pong, Nam Pha và Nam Phak đạt: 2,1 triệu khối, công tác thi công bê tông, thi công đào và gia cố hầm đảm bảo theo kế hoạch đề ra của dự án, mục tiêu thi công công trình đảm bảo an toàn lao động, chất lượng. Dự án thủy điện Nam Phak là dự án thứ 5 mà Sông Đà 5 thi công tại CHDCND Lào và là dự án thứ 2 mà Sông Đà 5 làm tổng thầu EPC. Dự án có tổng công suất lắp đặt 168MW, với 03 đập đá đổ lõi asphalt với chiều cao lớn nhất là 80m và tuyến hầm chính có tổng chiều dài gần 8 km. Dự án dự kiến phát điện vào cuối năm 2025. Dự án thủy điện Nam Phak được chính thức khởi công ngày 21/5/2022. Sau 07 tháng triển khai dự án với nhiều khó khăn thách thức bởi yếu tố thời tiết, tính chất địa hình, địa chất công trình phức tạp, nhưng với sự nỗ lực của tập thể CBCNV người lao động của các đơn vị tại dự án, sự hợp tác và hỗ trợ của Chủ đầu tư và Tư vấn, đến nay dự án đã cơ bản hoàn thành công tác phụ trợ, triển khai tổng khối lượng đào móng 3 đập được khoảng: 500.000 m3 , hoàn thành 06 cửa hầm sẵn sàng cho thi công tuyến hầm chính. Hiện tại, dự án đang bước vào giai đoạn triển khai thi công các hạng mục công trình chính của dự án. Do vậy, sự kiện Lễ phát động chiến dịch thi đua này mang ý nghĩa quan trọng khẳng định quyết tâm của Tổng thầu Sông Đà 5 trong việc hoàn thành thắng lợi kế hoạch 6 tháng đầu năm 2023 và mục tiêu đảm bảo chống lũ năm 2023. Tại Lễ phát động, đại diện Tổng thầu Sông Đà 5 có sự tham dự của ông Nguyễn Đắc Điệp – Tổng giám đốc Sông Đà 5 cùng các lãnh đạo phòng ban Công ty, giám đốc Ban điều hành dự án, đại điện các Nhà thầu phụ của Sông Đà 5 cùng toàn thể các cán bộ, công nhân người lao động trên công trường xây dựng dự án thủy điện Nam Phak; Ngoài ra còn có sự tham dự của đại diện Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát. Thay mặt Tổng thầu Sông Đà 5 và tổ hợp các Nhà thầu tham gia thi công Dự án, ông Nguyễn Đắc Điệp đã gửi lời cảm ơn đến Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát vì đã tin tưởng, hợp tác và tạo điều kiện tốt nhất để Nhà thầu sớm triển khai thi công dự án. Đồng thời, ông cũng bày tỏ niềm tin cũng như quyết tâm của tổng thầu Sông Đà 5 sẽ hoàn thành mục tiêu 6 tháng đầu năm 2023 và mục tiêu chống lũ. Để thực hiện hóa mục tiêu, Tổng thầu Sông Đà 5 và các Nhà thầu phụ tại dự án cam kết sẽ tập trung cao độ mọi nguồn lực về con người, xe máy thiết bị; khẩn trương triển khai thi công một cách toàn diện. Đồng thời, Nhà thầu sẽ thực hiện các giải pháp thi công như thi công 03 ca liên tục nhằm bám sát theo tiến độ đã ký kết với Chủ đầu tư; Đại diện phía Chủ đầu tư và Tư vấn, ông Surachai MIAMEA - giám đốc dự án bày tỏ mong muốn Chủ đầu tư, Tư vấn và Nhà thầu sẽ tập trung vào hiện tại và tương lai cùng nhau phối hợp để hoàn thành dự án đúng tiến độ. Đồng thời, ông cũng tin tưởng với sự phối hợp và hỗ trợ từ Chủ đầu tư và Tư vấn cùng với sự nỗ lực và quyết tâm của tổ hợp Nhà thầu thì dự án sẽ về đích đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Trong khuôn khổ buổi lễ đã diễn ra nghi thức Ký kết giao ước thi đua giữa Đại diện Tổng thầu Sông Đà 5, các nhà thầu phụ Công ty cổ phần Xây dựng 47, Công ty cổ phần Sông Đà 10; Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát của dự án. Đồng thời trong sáng ngày 1/2/2023, Nhà thầu đã tiến hành khởi công đào tuyến hầm chính của dự án. Nguồn: Sông Đà 5
  • BIDV và Sông Đà 5 ký kết Hợp đồng tín dụng hạn mức 2022- 2023
    Ngày 02/12/2022 tại Trụ sở chính BIDV – Chi nhánh Sở giao dịch 1 - 191 Bà Triệu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Sở giao dịch 1 và Công ty cổ phần Sông Đà 5 (Sông Đà 5) đã ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 2022 – 2023 Tham dự buổi buổi Lễ ký kết, phía Ngân hàng BIDV có sự tham dự của ông Đoàn Việt Nam - Giám đốc Chi nhánh BIDV Sở giao dịch 1 cùng toàn thể các thành viên trong ban lãnh đạo của Chi nhánh BIDV Sở giao dịch 1 và phía Sông Đà 5 có sự tham dự của ông Trần Anh Đức – Chủ tịch HĐQT Sông Đà 5, ông Nguyễn Đắc Điệp - Tổng giám đốc Sông Đà 5,cùng toàn thể các thành viên trong ban lãnh đạo Sông Đà 5. Theo Hợp đồng tín dụng đã ký kết, đến năm 2023, tổng giới hạn tín dụng của Sông Đà 5 tại BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã tăng lên 2.300 tỷ đồng. Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Sông Đà 5 đã xây dựng thành công các dự án thủy điện có quy mô lớn bậc nhất và trọng điểm của quốc gia như thủy điện Tuyên Quang, Thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu... Đồng thời, Sông Đà 5 đã không ngừng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, đổi mới và hoàn thiện các nguồn lực gồm tiềm lực tài chính, nguồn nhân lực, thiết bị thi công để thực hiện các công trình Tổ hợp Sản Xuất Gang Thép Hòa phát – Dung Quất , điện gió và đặc biệt hiện thực hóa mục tiêu trở thành Tổng thầu EPC các dự án thủy điện, đặc biệt là các dự án tại thị trường CHDCND Lào như Thủy điện Nậm Ngiệp 1, Thủy điện Nậm E Moun, Thủy điện Nam Phak (công suất 168MW)… Xuyên suốt quá trình hơn 10 năm hợp tác , Sông Đà 5 luôn nhận được sự đồng hành và hỗ trợ của Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1. Giới hạn tín dụng ban đầu là 250 tỷ đồng, đến nay, giới hạn tín dụng của Sông Đà 5 tại BIDV chi nhánh Sở giao dịch 1 tăng gần 10 lần với giới hạn tín dụng năm 2022-2023 là 2.300 tỷ đồng. Đặc biệt, khi Sông Đà 5 bước đầu tham gia đấu thầu các dự án nước ngoài đã nhận được sự tư vấn về mặt tài chính kịp thời và hiệu quả của Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1. Đồng thời, sau khi trúng thầu, Ngân hàng BIDV- Chi nhánh Sở giao dịch 1 tiếp tục đồng hành cùng Sông Đà 5, cấp nguồn vốn tín dụng, bảo lãnh cho Sông Đà 5 thực hiện thành công các dự án đảm bảo hoàn thành đúng và vượt tiến độ thi công như Dự án thủy điện Nậm Ngiệp, Dự án thủy điện Nam E Moun và hiện nay là dự án thủy điện Nam Phak tại CHDCND Lào. Phát biểu tại buổi lễ ký kết, ông Trần Anh Đức - Chủ tịch HĐQT Sông Đà 5 đã gửi lời cảm ơn chân thành đến Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 về sự hợp tác, hỗ trợ Sông Đà 5 hiệu quả trong thời gian vừa qua và khẳng định BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch là đối tác chiến lược tin cậy và quan trọng của Sông Đà 5. Ngoài ra, ông Nguyễn Đắc Điệp - Tổng giám đốc Sông Đà 5 nhấn mạnh rằng việc ký kết Hợp đồng tín dụng ngày hôm nay cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác chiến lược giữa BIDV chi nhánh Sở giao dịch 1 và Công ty cổ phần Sông Đà 5. Sông Đà 5 cam kết sẽ sử dụng nguồn vốn hiệu quả để hoàn thành thành công các dự án đang triển khai, tiếp tục đấu thầu nhiều dự án, góp phần gia tăng lợi ích cho cả hai bên và xã hội. Nguồn: Sông Đà 5
Các anh đi không có “nếu” và “nhưng”
(Xây dựng) - Ngót nghét 20 năm gắn bó với tờ báo ngành thân thương, tôi có rất nhiều kỷ niệm. Một trong những kỷ niệm sâu sắc là tôi đã đến với các công trường thủy điện, chứng kiến, lắng nghe và chia sẻ với công việc, cuộc sống của những người làm thủy điện. Ngày trước, mỗi lần đến với công trường thủy điện là tôi đi cả… tuần trời. Sáng sáng tôi theo người lao động đến hiện trường, chứng kiến không khí lao động khẩn trương, chiều chiều tôi đến các khu vực lán trại của người lao động để tìm hiểu về đời sống tinh thần của họ. Ở hiện trường, tôi đã được cắt nghĩa vì sao ở các công trường thủy điện, để phấn đấu đạt được mục tiêu thi công đến cao độ chống lũ A hay B nào đó, người công trường vẫn khắc trên vai công trình các khẩu hiệu mạnh mẽ “Cao độ A/B hay là chết”. Bởi nếu họ không thi công bảo đảm tiến độ đề ra, bao nhiêu thành quả lao động trước đó, thậm chí cả người, cả thiết bị sẽ bị lũ quét sạch. Vậy nên, trong thi công thủy điện, người ta vẫn dùng cụm từ “tiến độ máu lửa” khi nói về tiến độ công trình. Còn ở khu vực lán trại, tôi được chứng kiến nhiều câu chuyện xúc động. Công trường thủy điện thường được xây dựng trong nhiều năm. Tùy từng thời điểm, công trường thu hút hàng nghìn, hàng vạn người lao động. Nhiều người trong số họ là trai thanh, gái tú, đến công trường bén duyên nhau mà nên vợ, nên chồng. Như câu chuyện về một người anh mà đến nay tôi vẫn còn giữ liên lạc. Lần đầu tiên tôi gặp anh ở công trường đường Hồ Chí Minh. Khi gặp lại ở công trường thủy điện Tuyên Quang, anh tin tưởng kéo tôi đi “thẩm định” bạn gái là người bản địa. Anh chị lấy nhau, chị theo anh đến công trường thủy điện Sơn La và sinh con trai đầu lòng nơi này. Khi con đến tuổi đi học, anh chị gửi con nhà ngoại rồi tiếp tục cùng nhau rong ruổi đến với thủy điện Lai Châu và sinh con trai thứ 2. Cuộc sống của anh chị đúng như lời bài hát truyền thống của người làm thủy điện “Sau lưng là những thành phố”. Bởi công trường thủy điện nào chẳng được xây dựng nơi vùng sâu vùng xa, rừng thiêng nước độc. Khi công trình hình thành, “xanh cỏ đỏ mái”, họ lại ra đi và đến với công trình mới. Dù vậy, họ vẫn luôn tự hào “Vinh quang thay những người làm thủy điện”. Một trong những câu chuyện xúc động nhất về người làm thủy điện là câu chuyện “1 chốn 4 nơi”. Tôi còn nhớ, tại công trường thủy điện Sê San 3 (tỉnh Gia Lai), tôi được chứng kiến nhiều cặp cả vợ cả chồng cùng tham gia xây dựng công trình. Trước đó, họ cũng từng tham gia thi công thủy điện Yaly (tỉnh Gia Lai), thủy điện Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình). Vậy nên, đến với Sê San 3, họ để lại bố mẹ già hoặc quê nhà, hoặc ở Hòa Bình, các con đang tuổi ăn học ở Yaly (tự lo cơm ăn nước uống, tự giác học hành), con nhỏ hơn, chưa đến tuổi đi học thì ở cùng với họ ở khu vực lán trại công trường. Ngày đó, đường xa xôi, phương tiện đi lại chưa thuận tiện như bây giờ, có những cặp vợ chồng theo công trường biền biệt, 1 năm chỉ về thăm con được 1 - 2 lần. Tôi còn nhớ, một chị công nhân đã tâm sự: “Mỗi lần tôi về quê thăm con, với con, đấy mới là Tết”. Tôi cũng biết những người anh, theo tiếng gọi thủy điện, họ đi hết công trường này đến công trường khác, vợ vò võ chờ đợi ở nhà trong những tháng ngày dài lê thê. Ngày hè, tranh thủ các con được nghỉ học, các chị lại đưa con lên công trường đoàn tụ với anh. Nhiều đứa trẻ giờ đã trưởng thành nhưng trong trí nhớ vẫn vẹn nguyên ký ức, bao giờ cũng vậy, kỳ nghỉ mát của gia đình là lên công trường với bố. Đôi lúc, tôi cứ thắc mắc vì lẽ gì mà các anh cứ đi “không có nếu và nhưng” như thế? Nhưng khi chứng kiến các anh trở về có phần nhỏ bé, chậm chạp vì không còn cuốn theo các tiến độ máu lửa, vì không hẳn “tái hòa nhập” được với đô thị ồn ã, vì “chân mỏi gối chùn” thì tôi lại nghĩ vậy các anh cứ đi, cứ là người hùng hào sảng ở nơi công trường như tôi vẫn thấy. Giờ đây, đất nước không còn những công trình thủy điện lớn như những công trường mà những người làm thủy điện đã từng kinh qua nữa. Những người làm thủy điện sẽ đi đâu và làm gì nhỉ? Câu hỏi mà bất kỳ thời hậu công trường thủy điện nào tôi cũng được nghe nhiều nhất. Song tôi biết, dù họ đi đâu, làm gì, họ vẫn tự hào: “Vinh quang thay những người làm thủy điện”. Vũ Thanh Tâm
  • Quảng Ngãi gỡ khó cho dự án Hòa Phát Dung Quất 2
    Toàn ảnh Hòa Phát Dung Quất 1. Ảnh: Hiền Cừ Đến ngày 20/6, dự án Hòa Phát Dung Quất 2 còn 58 ha chưa giải phóng mặt bằng, tương đương 21% diện tích. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa chủ trì cuộc họp giải quyết vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư thực hiện dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, huyện Bình Sơn. Dự án này được chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 6/2021 với diện tích gần 280 ha, do Tập đoàn Hòa Phát ( HoSE: HPG ) làm chủ đầu tư. Đến ngày 20/6, dự án còn 58 ha chưa giải phóng mặt bằng, tương đương 21% diện tích. Trong số 58 ha này, có 16 ha chưa bàn giao mặt bằng nhưng đã chi trả bồi thường, 28 ha chưa chi trả bồi thường còn 13 ha vướng mắc. Nguyên nhân chủ yếu do các dự án tái định cư (TĐC) chưa hoàn thiện, chưa bố trí kịp thời chỗ ở mới cho dân để dân di dời, bàn giao mặt bằng; cơ chế chính sách bồi thường chưa thống nhất, dẫn đến người dân chưa đồng thuận; một số vị trí đất công chưa được bàn giao mặt bằng. Việc hoàn thiện thủ tục, chi trả bồi thường, TĐC, thu hồi đất và giao đất cho nhà đầu tư chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Lãnh đạo tỉnh cho rằng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Huyện Bình Sơn cần tích cực hơn nữa, quyết liệt hơn nữa trong việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, GPMB và giải quyết các vấn đề có liên quan đến đề nghị của doanh nghiệp và nhà đầu tư. Cụ thể, huyện Bình Sơn khẩn trương chỉ đạo lực lượng bảo vệ thi công đường điện 110kV trước 15/7; tổ chức cưỡng chế đối với trường hợp bồi thường GPMB đã lập phương án đúng quy định mà người dân không chấp hành; đôn đốc tiến độ thi công khu TĐC Vạn Tường để bố trí TĐC cho dân. Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi khẩn trương hoàn thiện khu TĐC Cà Ninh để di dời dân, GPMB chậm nhất đến 30/9. Sở TN&MT khẩn trương tham mưu cho UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền chuyển đổi đất lúa sang đất công nghiệp, chậm nhất 15/7. Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất cho phép lập phương án bồi thường, TĐC, suất đầu tư tái định cư trên cơ sở tổng mức đầu tư tạm tính của dự án. Đối với Khu TĐC Vạn Tường, tỉnh thống nhất cho phép xây dựng giá đất TĐC tạm tính trên cơ sở tổng mức đầu tư của dự án.Về vướng mắc trong áp dụng cơ chế chính sách, tỉnh thống nhất quan điểm cùng một dự án thì áp dụng cùng cơ chế chính sách bồi thường GPMB, không để người dân chịu thiệt. Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 từng dự kiến được khởi công trong tháng 5. Công suất thiết kế dự án 5,6 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư 85.000 tỷ đồng, dự kiến đến năm 2024 sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động. Trước đó, Hòa Phát đã cho đi vào hoạt động Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 1, tổng vốn đầu tư 60.000 tỷ đồng.Nếu Hòa Phát Dung Quất 2 đi vào hoạt động, tổng công suất của Hòa Phát Dung Quất 1 và 2 có thể lên tới 11,6 triệu tấn/năm. Theo ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hòa Phát, sau Dung Quất 2, công ty đang nghiên cứu xây dựng nhà máy thép Dung Quất 3 với công suất 6 triệu tấn/năm, có thể không đặt ở Khu kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn. Theo Khổng Chiêm NDH
  • Thủ tướng phê duyệt xây sân bay Long Thành với tổng mức đầu tư 109 ngàn tỷ đồng
    Theo Quyết định số 1777/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ vừa được ban hành, Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 sẽ được thực hiện từ 2020 đến 2025, với tổng mức đầu tư hơn 109 ngàn tỷ đồng, tương đương 4,664 tỷ USD. Theo Quyết định số 1777/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ vừa được ban hành, Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 sẽ được thực hiện từ 2020 đến 2025, với tổng mức đầu tư hơn 109 ngàn tỷ đồng, tương đương 4,664 tỷ USD Cụ thể, trong giai đoạn 1, cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được xây dựng thành 1 cảng hàng không quốc tế cấp 4F, gồm 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đáp ứng công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Dự án được chia thành 4 dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 1 - các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước được Thủ tướng giao các cơ quan quản lý nhà nước liên quan (hải quan, công an, công an cửa khẩu, cảng vụ, kiểm dịch y tế) bố trí nguồn vốn thực hiện. Trường hợp không có khả năng bố trí vốn, các cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BTL hoặc BLT. Dự án thành phần 2 - các công trình phục vụ quản lý bay, chủ đầu tư được Thủ tướng giao cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam làm chủ đầu tư. Dự án thành phần 3 - các công trình thiết yếu trong cảng, bao gồm: nhà ga hành khách, hạ tầng hàng không, hệ thống cấp nước, xử lý nước thải; nhà ga hàng hóa số 1, nhà để xe; hệ thống giao thông kết nối tuyến số 1 và số 2… sẽ do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư. Dự án thành phần 4 - các công trình khác… sẽ thực hiện bởi các nhà đầu tư, chủ đầu tư do Bộ GTVT chủ trì lựa chọn. Đáng lưu ý, theo Quyết định của Thủ tướng, các dự án thành phần 2, 3, 4 sẽ chỉ được sử dụng vốn của nhà đầu tư, không sử dụng bảo lãnh Chính phủ. Cũng theo Quyết định mới ban hành, sau khi Thủ tướng phê duyệt đầu tư Dự án tổng thể, các chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo thực hiện quyết định đầu tư các dự án thành phần theo quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng, tiến độ thực hiện và hiệu quả đầu tư. Thủ tướng giao Bộ GTVT chịu trách nhiệm cùng với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp việc đề xuất với Hội đồng Thẩm định Nhà nước về nội dung giao ACV, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thực hiện Dự án bằng nguồn vốn doanh nghiệp. Thủ tướng cũng giao Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Người đại diện phần vốn Nhà nước tại ACV tổ chức thực hiện đầu tư Dự án thành phần 3 đúng quy định, đảm bảo tiến độ và hiệu quả sử dụng vốn của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. BÍCH QUYÊN (sggp.org.vn)
  • Đề xuất gia hạn ưu đãi giá với điện gió
    Bộ Công Thương cho biết sẽ sớm đề nghị Thủ tướng cho phép kéo dài chính sách ưu đãi giá FIT cho các dự án điện gió. Theo thông báo kết luận ý kiến của Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh tại cuộc họp mới đây, Cục Điện lực và năng lượng tái tạo được yêu cầu khẩn trương rà soát tình hình phát triển điện gió, báo cáo Thủ tướng cho phép kéo dài thời hạn áp dụng giá FIT ưu đãi tới hết năm 2023. Sau thời điểm này mới áp dụng cơ chế đấu thầu, đấu giá cạnh tranh. Hiện giá mua điện gió trên bờ theo Quyết định 39/2018 là 8,5 cent một kWh, còn ngoài khơi là 9,8 cent một kWh với các dự án vận hành trước ngày 1/11/2021. Bộ trưởng Công Thương yêu cầu Cục Điện lực phải làm rõ các yếu tố ảnh hưởng dẫn tới việc phải kéo dài giá ưu đãi với điện gió, cũng như tác động của việc kéo dài giá FIT đến phát triển điện gió, cung ứng điện. Song, hiện các mức giá cụ thể trong giai đoạn gia hạn sau tháng 10/2021 chưa được Bộ Công Thương đưa ra. Trước đó, tại diễn đàn năng lượng do Ban kinh tế Trung ương tổ chức, nhiều nhà đầu tư điện gió bày tỏ mong muốn và kiến nghị kéo dài thêm 2 năm hưởng giá ưu đãi với loại hình đầu tư này. Theo các chủ đầu tư dự án điện gió, khác với điện mặt trời thời gian thi công nhanh chỉ vài tháng, điện gió thường mất 2-3 năm, riêng công tác đo gió đã mất khoảng 1 năm. Trong khi đó, thời gian để các dự án được hưởng ưu đãi giá FIT chỉ còn khoảng một năm. Tuy nhiên, nêu ý kiến hồi tháng 7, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng không nên gia hạn thêm cơ chế giá FIT ưu đãi với điện gió nhằm đảm bảo truyền tải công suất các dự án điện này và chuẩn bị cho cơ chế đấu thầu, tăng tính cạnh tranh và giảm giá mua các dự án. Đến cuối tháng 6, thêm 7.000 MW điện gió được bổ sung vào quy hoạch, trong khi số dự án vận hành đến nay là 11 dự án, công suất 429 MW. Anh Minh (Vnexpress)
  • Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra dự án hồ chứa nước Bản Lải
    LSO - Sáng nay (10/6), đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT làm trưởng đoàn kiểm tra dự án hồ chứa nước Bản Lải (Lộc Bình). Công trình đầu mối nhìn từ trên cao Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện: Lộc Bình, Đình Lập. Theo báo cáo tại buổi làm việc, trong công tác giải phóng mặt bằng dự án, đến nay, chủ đầu tư đã hoàn thiện công tác trích đo, trích lục toàn bộ diện tích là 1.327,5 ha; hoàn thiện kiểm đếm 666,21/666,21 ha, đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại 65 quyết định cho 1.633 trường hợp hộ gia đình, cá nhân và tổ chức với tổng số tiền 747,973 tỷ đồng… Đoàn công tác kiểm tra thực tế tại công trình đầu mối Trong thực hiện các hạng mục thi công xây dựng, đã hoàn thành cầu Pò Háng và 1,78 km đường quốc lộ 31; đang tiếp tục thi công tuyến đường tránh ngập, giá trị thi công đạt gần 70%. Đối với xây dựng 2 khu tái định cư (khu tái định cư Pò Háng, Pắn Pé) đã thực hiện khởi công, hiện đang san lấp mặt bằng. Về thu dọn lòng hồ, chủ đầu tư đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng, dự kiến khởi công trong tháng 6/2020. Kết quả giải ngân hợp phần trên đến thời điểm hiện tại đạt 877,566 tỷ đồng, đạt 85,37% kế hoạch. Tại buổi kiểm tra, các đại biểu thảo luận, làm rõ một số nội dung nhằm thực hiện hiệu quả dự án như: vấn đề di dân, bồi thường, tái định cư; thời gian, tiến độ thi công dự án; phương án phòng, chống thiên tai trong mùa mưa bão; nguồn vốn đảm bảo triển khai dự án… Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh phát biểu tại buổi kiểm tra Phát biểu tại buổi kiểm tra, đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh cam kết chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện: Lộc Bình, Đình Lập thực hiện các nhiệm vụ để đảm bảo thực hiện dự án theo tiến độ đề ra. Trong đó, yêu cầu Sở NN&PTNT, huyện Lộc Bình tập trung thực hiện công tác di dời các hộ trong khu vực lòng hồ, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Đồng chí kiến nghị Bộ NN&PTNT xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền tiếp tục hỗ trợ tỉnh 50% phần kinh phí tăng thêm để có thể hoàn thành hợp phần dự án do tỉnh làm chủ đầu tư. Đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu kết luận buổi kiểm tra Phát biểu kết luận buổi kiểm tra, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đánh giá cao nỗ lực của tỉnh trong triển khai thực hiện dự án. Qua đó, tiến độ xây dựng công trình đầu mối vượt 8 tháng so với kế hoạch. Đồng chí đề nghị Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Thủy lợi 2 – Bộ NN&PTNT chỉ đạo nhà thầu thi công hoàn thành đập và bắt đầu tích nước chậm nhất tháng 12/2020; tính toán thực hiện thi công hoàn trả mặt đường (đoạn ảnh hưởng do quá trình thi công dự án) phù hợp với quy hoạch địa phương và đảm bảo kinh phí thực hiện, hoàn thành trước dịp Tết âm lịch 2021. Đồng thời đề nghị tỉnh di dời toàn bộ số hộ trong khu vực lòng hồ từ tháng 7 đến tháng 10/2020 để có thể tích nước; có kế hoạch phòng chống thiên tai chi tiết, đảm bảo an toàn cho người, tài sản khu vực lòng hồ. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT hỗ trợ phần kinh phí tăng thêm cho tỉnh là 100 tỉ đồng, số còn lại tỉnh đối ứng đảm bảo thực hiện dự án. ĐỖ HOẠT (baolangson.vn)
  • Bổ sung Trung tâm điện khí Cà Ná và Long Sơn vào Quy hoạch điện
    [Năng lượng Việt Nam] Theo nguồn tin riêng của Tạp chí Năng lượng Việt Nam, ngày 23/4/2020, Chính phủ đã có văn bản (do Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký) đồng ýbổ sung các Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná và Long Sơn vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Theo văn bản này, Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề nghị của Bộ Công Thương tại văn bản số 2380/BCT-ĐL ngày 1 tháng 4 năm 2020 về việc bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đối với Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná (tỉnh Ninh Thuận) và Trung tâm Điện lực LNG Long Sơn (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Cụ thể, bổ sung Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná (giai đoạn 1) công suất khoảng 1.500 MW vào Quy hoạch điện VII (điều chỉnh), tiến độ vận hành năm 2025 - 2026. Còn các giai đoạn tiếp theo sẽ được xem xét cụ thể trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII). VớiTrung tâm Điện lực LNG Long Sơn (giai đoạn 1) công suất khoảng 1.200 - 1.500 MW vào Quy hoạch điện VII (điều chỉnh), tiến độ vận hành năm 2025 - 2026. Còn các giai đoạn tiếp theo sẽ được xem xét cụ thể trong Quy hoạch điện VIII. Để đẩy nhanh tiến độ các dự án này, Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn các nội dung về kho cảng LNG, tổng mặt bằng, phương án đấu nối vào hệ thống điện quốc gia đối với các trung tâm điện lực bổ sung quy hoạch nêu trên. Mặt khác, hướng dẫn các nội dung về giá điện theo quy định trong tổng thể các nguồn điện sử dụng LNG sẽ phát triển trong giai đoạn tới để phát triển đồng bộ các trung tâm điện lực, đáp ứng các yêu cầu về tính minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả chung hệ thống điện quốc gia. GiaoỦy ban Nhân dân các tỉnh: Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan chức năng liên quan tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà máy điện khí LNG thuộc các Trung tâm Điện lực LNG tại địa phương nêu trên, đảm bảo các yêu cầu công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật và hiệu quả tốt nhất cho đất nước. Thủ tướng cũng lưu ý, trong quá trình triển khai chuẩn bị đầu tư, các bên liên quan có trách nhiệm làm rõ các ý kiến của Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan được nêu tại các văn bản nêu trên của Bộ Công Thương./. PV TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Development cooperation

We always acknowledge that your cooperation has made a significant contribution to our success

Contact us

(+84-24) 222 555 86

Financial statement

21/08/2018

Partners customers