Menu Button
CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 5
Tiếng Việt Tiếng Hàn

Công ty Cổ phần Sông Đà 5

Sông Đà 5 khởi động một mùa hè gắn kết để thành công
Nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động, tăng cường giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong công tác, xây dựng, phát triển, đoàn kết và tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động sau một năm công tác, Công ty cổ phần Sông Đà 5 (“Sông Đà 5”) kết hợp cùng với Công đoàn đã tổ chức chuyến du lịch tại Đảo Cát Bà cho các CBCNV từ ngày 21/6/2024 đến ngày 23/6/2024. Đây là một trong những hoạt động thường niên của Công ty, đồng thời cũng nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 35 năm thành lập Sông Đà 5 (03/05/1990 - 03/05/2025). Tập thể CBCNV Sông Đà 5 đi tham quan du lịch tại Đảo Cát Bà Với chủ đề “gắn kết để thành công”, hành trình 03 ngày 02 đêm tại Cát Bà là một hành trình trải nghiệm đầy ý nghĩa với rất nhiều các hoạt động giao lưu và kết nối, đồng thời phát huy được sức mạnh đồng đội, tinh thần đoàn kết và thúc đẩy tinh thần gắn kết tập thể trong đại gia đình Sông Đà 5. Trong hành trình, ngày thứ nhất diễn ra trận đá bóng giao hữu giữa CBCNV tham gia tại sân bóng trung tâm Cát Bà với sự dẫn dắt của 02 đội trưởng là Chủ tịch HĐQT Lê Văn Tuấn và Tổng giám đốc Nguyễn Đắc Điệp. Trận đấu diễn ra với khí thế rất sôi động, nỗ lực thi đấu hết mình và có rất nhiều pha đi bóng đẹp mắt và bùng nổ của các cầu thủ hai đội trong sự cổ vũ phấn khích của toàn thể CBCNV. CBCNV cơ quan Công ty tham gia giao hữu bóng đá tại sân bóng trung tâm Cát Bà Ông Lê Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT (áo xanh) tham gia trận bóng đá giao hữu Ông Nguyễn Đắc Điệp) - Tổng giám đốc Công ty (áo cam) tham gia trận bóng đá giao hữu Tiếp nối chuyến hành trình, ngày thứ 2 đoàn đi thăm quan Vịnh Lan Hạ, sau đó tham gia chương trình Show game - Team Building 2024 “ GẮN KẾT ĐỂ THÀNH CÔNG ” kết nối tinh thần tập thể của Sông Đà 5 với các trò chơi có thưởng như: kéo co, nhịp bước Đồng đội, bứt phá vượt trội, sức mạnh đồng đội, khơi nguồn về đích… CBCNV cơ quan Công ty tham gia thăm Vịnh Lan Hạ - Đảo Cát Bà CBCNV cơ quan Công ty tham gia chương trình Team Building 2024 Sau 02 ngày trải nghiệm đồng hành cùng nhau với đầy ắp tiếng cười vui vẻ và gắn kết, Sông Đà 5 khép lại chuyến du lịch với hoạt động đêm Gala Dinner - Chung một mái nhà hè 2024. Tại đây, các CNCNV lại được dịp lắng đọng cảm xúc để cùng nhau cất bài ca tiếng hát truyền thống của Sông Đà 5 qua đó càng thêm tự hào và gắn bó với mái nhà chung hơn Sông Đà 5 nữa. Đặc biệt, trong khuôn khổ buổi lễ, các CBCNV đã nhiệt tình tham gia các games show và vui chơi bốc thăm trúng thưởng với tổng trị giá các phần quà lên đến 30 triệu đồng cho CBCNV. Buổi tiệc được tổ chức trong không khí hết sức vui vẻ, đầm ấm và đoàn kết thể hiện được tinh thần gắn kết của toàn thể các thành viên trong Công ty cổ phần Sông Đà 5. CBCNV Sông Đà 5 tham gia chương trình Gala Dinner Chuyến đi đã đọng lại trong mỗi thành viên của Sông Đà 5 những kỷ niệm thật sâu lắng, vui vẻ và đầy ý nghĩa. Sau chuyến đi, toàn thể CBCNV đều tràn đầy năng lượng để tiếp tục cống hiến hết mình, đồng lòng chung sức vì một Sông Đà 5 vươn tầm phát triển - vững bước tương lai. Nguồn Công đoàn Sông Đà 5
  • Sông Đà 5 tổ chức thành công Đại Hội Đồng Cổ Đông thường niên năm 2024
    Ngày 7/06/2024, tại trụ sở chính Tòa nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội, Công ty cổ phần Sông Đà 5 (Sông Đà 5) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) năm 2024. Đại hội đồng cổ đông đã diễn ra trong không khí trang trọng và nghiêm túc theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. Các đại biểu dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Sông Đà 5 Tham dự Đại hội có ông Trần Anh Đức, Tổng giám đốc Tổng công ty Sông Đà - CTCP, Cổ đông lớn của Công ty cổ phần Sông Đà 5, cùng toàn thể cổ đông sở hữu cổ phần của Sông Đà 5, đại diện Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A & C (A&C). Về phía Sông Đà 5, có sự hiện diện của ông Lê Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT; ông Nguyễn Đắc Điệp - Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc; Các thành viên HĐQT, các Thành viên Ban kiểm soát và toàn thể Ban lãnh đạo Sông Đà 5. Chủ tọa Đại hội và Đoàn Chủ tịch điều hành đại hội Tại đại hội, Đoàn chủ tịch đã trình Đại hội đồng cổ đông thảo luận và đã thông qua các nội dung Báo cáo kết quả hoạt động SXKD năm 2023 và Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024; Báo cáo hoạt động của HĐQT năm 2023 và Phương hướng, nhiệm vụ năm 2024; Báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát năm 2023, kế hoạch hoạt động năm 2024; Tờ trình về lựa chọn Công ty kiểm toán độc lập kiểm toán BCTC năm 2024; Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023; Phương án phân phối lợi nhuận và chia cổ tức năm 2023; Báo cáo quyết toán tiền lương, thù lao Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát Công ty năm 2023 và phương án chi trả tiền lương, thù lao Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát năm 2024. Ông. Lê Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Công ty báo cáo tại Đại hội Ông. Nguyễn Đắc Điệp – Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc báo cáo tại Đại hội Ông. Nguyễn Ngọc Đông - Thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc báo cáo tại Đại hội Năm 2023, được ghi nhận là một năm còn có nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp nói chung và Sông Đà 5 nói riêng do tình hình kinh tế suy thoái, lạm phát tăng, sự biến động mạnh tỉ giá ngoại tế, giá nguyên - nhiên vật liệu tăng cao, sung đột giữa Nga và Ukraina vẫn tiếp diễn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo Công ty, Sông Đà 5 đã thực hiện hàng loạt các giải pháp tháo gỡ vướng mắc vượt qua khó khăn. Với hàng loạt các giải pháp đã thực hiện, năm 2023 Sông Đà 5 tiếp tục duy trì sự phát triển sản xuất kinh doanh của mình với doanh thu: 2.381,50 tỷ đồng đạt 159% kế hoạch năm; Lợi nhuận trước thuế 30,82 tỷ đồng đạt 119%; Tỷ lệ lãi cổ tức: 7% đạt 100% kế hoạch; Tổng giá trị hợp đồng ký mới 669,2 tỷ đồng trong đó thành công mở ra lĩnh vực ngành nghề mới là Thi công đường dây và Trạm biến áp với Hợp đồng thi công các gói thầu thuộc Dự án Đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu. Trong năm 2023, Công ty đã hoàn thành Hợp đồng EPC Dự án thủy điện Nam Emoun – CHDCND Lào (131 MW) và đang trong quá trình bàn giao chạy thử. Các dự án đang triển khai gồm Dự án thủy điện Namphak - CHDCND Lào, Dự án Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất, Hồ chứa nước Sông Chò đều đáp ứng tiến độ theo Hợp đồng với Chủ đầu tư. Năm 2024, mục tiêu của Sông Đà 5 tiếp tục trở thành nhà thầu EPC mạnh trong lĩnh vực thủy điện tại thị trường Lào nói riêng và tại các nước khu vực Đông Nam Á nói chung, đồng thời là một nhà thầu mạnh đa nghành trong lĩnh vực xây dựng ở thị trường trong nước; kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 cụ thể gồm có: Tổng giá trị SXKD: 1.805 tỷ đồng; Tổng doanh thu: 1.776,45 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế : 28 tỷ đồng; Tỷ lệ lãi cổ tức dự kiến: 8%. Phát biểu tại Đại hội, ông Trần Anh Đức đại diện Tổng giám đốc Tổng công ty Sông Đà - CTCP, Cổ đông lớn của Công ty cổ phần Sông Đà 5 đã chúc mừng, ghi nhận những kết quả SXKD ấn tượng của Sông Đà 5 trong năm 2023, tiếp tục duy trì phát triển ổn định, duy trì vị thế và vai trò đầu tàu xây lắp trong TCT Sông Đà nói riêng và trên thị trường xây dựng nói chung. Tuy nhiên, ông Trần Anh Đức cũng đề nghị Sông Đà 5 phát huy nội lực của mình để đưa ra các giải pháp, khắc phục các khó khăn còn tồn tại để nâng cao lợi nhuận hơn nữa, đáp ứng kỳ vọng của cổ đông. Bên cạnh đó, ông Trần Anh Đức cũng đã nhấn mạnh đến công tác quản trị rủi ro như khối lượng phát sinh, công nợ xấu, và các rủi ro cạnh tranh và yêu cầu Công ty cần nâng cao công tác rủi ro để càng ngày càng mạnh hơn, phối kết hợp với TCT Sông Đà và các đơn vị thành viên để tiếp tục phát triển ngành nghề truyền thống và mũi nhọn xây lắp trong hệ sinh thái của TCT Sông Đà. Ông Trần Anh Đức, Tổng giám đốc TCT Sông Đà, đại diện Cổ đông lớn phát biểu tại Đại hội Trong khuôn khổ Đại hội cũng tiến hành bỏ phiếu và thông qua kết quả bầu bổ sung một (01) Thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sông Đà 5 trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Mạnh Toàn, sinh năm 1972, trình độ chuyên môn Kỹ sư thủy lợi, Thạc sỹ Quản trị kinh doanh. Sông Đà 5 thời gian còn lại của nhiệm kỳ năm 2020 - 2025. Ban Lãnh đạo Sông Đà 5 chụp ảnh lưu niệm với Thành viên HDQT mới ông Nguyễn Mạnh Toàn Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Công ty Cổ phần Sông Đà 5 được tổ chức thành công tốt đẹp với tỷ lệ biểu quyết tán thành cao về tất cả các nội dung theo chương trình nghị sự. Các cổ đông đều ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc điều hành, và toàn thể cán bộ công nhân viên và người lao động của Công ty, đồng thời tin tưởng vào định hướng chiến lược cũng như khả năng phát triển mạnh mẽ của Sông Đà 5 trong năm 2024 và những năm tiếp theo. Nguồn: Sông Đà 5
  • Sông Đà 5 phát động chiến dịch thi đua “50 ngày đêm hoàn thành mục tiêu lắp dựng cột, kéo dây các gói thầu đường dây 500KV”
    Sáng ngày 11/5/2024, Lễ phát động chiến dịch thi đua “50 ngày đêm hoàn thành mục tiêu lắp dựng cột, kéo dây các gói thầu đường dây 500KV ” đã được Công ty cổ phần Sông Đà 5 tổ chức tại Dự án Đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu nhằm khích lệ, động viên kịp thời CBCNV- LĐ phát huy tinh thần sáng tạo, hăng say lao động sản xuất để hoàn thành kế hoạch, mục tiêu hoàn thành lắp dựng cột, kéo dây các gói thầu đường dây 500kV Sông Đà 5 đảm nhận thi công trong tháng 6/2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ. Toàn cảnh Lễ phát động thi đua Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu là công trình trọng điểm và cấp bách, có tính chất đặc biệt quan trọng, nhằm cung ứng điện cho các tỉnh miền Bắc, đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước do EVNNPT làm chủ đầu tư. Dự án đầu tư xây dựng mới đường dây 500kV 2 mạch dài khoảng 225,5km, qua địa bàn 3 tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An; trong đó, tuyến đường dây đi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh dài khoảng 82,33 km, gồm có 167 vị trí móng cột. Các gói thầu số 13, 14, 17, 18 và 27 mà Nhà thầu Liên danh Công ty cổ phần Sông Đà 5 - Công ty cổ phần thương mại Xây lắp công nghiệp Thăng Long trúng thầu, đến nay dự án đã cơ bản hoàn thành công tác đổ bê tông móng và đang bước vào giai đoạn cao điểm triển khai thi công lắp dựng cột, kéo dây. Tham dự Lễ phát động về phía Chủ đầu tư và tư vấn giám sát và đại diện địa phương có các ông Phạm Lê Phú - Tổng giám đốc TCT Truyền tải Điện Quốc gia, ông Nguyễn Đình Thọ - Phó giám đốc BQL các công trình điện miền trung, ông Lê Xuân Lanh - Chủ tịch xã Kỳ Tân, Kỳ Anh. Về phía Công ty cổ phần Sông Đà 5 có ông Nguyễn Ngọc Đông - Phó Tổng Giám đốc, ông Lê Thanh Sơn - Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Sông Đà 5 cùng các lãnh đạo Phòng/ban, Ban giám đốc điều hành Dự án, đại diện các nhà thầu của Sông Đà 5 và toàn thể CBCNVLĐ Ban Điều hành thi công công trình Điện và Hạ tầng. Đại diện lãnh đạo Sông Đà 5, đại diện lãnh đạo Ban Điều hành thi công công trình Điện và Hạ tầng cùng các nhà thầu ký giao ước thi đua Tại lễ phát động thi đua, lãnh đạo Công ty và đại diện lãnh đạo Ban Điều hành thi công công trình Điện và Hạ tầng cùng nhau ký vào bản giao ước thi đua thể hiện sự quyết tâm cùng nhau đoàn kết, vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, đưa công trình cán đích đúng hẹn. Phát biểu tại buổi lễ phát động ông Nguyễn Ngọc Đông, phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sông Đà 5 khẳng định: Lắp dựng cột, kéo dây các gói thầu đường dây 500kV là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong giai đoạn hiện tại của dự án là đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu “ 50 ngày đêm hoàn thành mục tiêu lắp dựng cột, kéo dây các gói thầu đường dây 500 kV Công ty cổ phần Sông Đà 5 đảm nhận”. Đồng thời, trên cơ sở các mục tiêu đề ra, ông Nguyễn Ngọc Đông cũng đề nghị dự án cần tập trung cao độ mọi nguồn lực về con người, xe máy thiết bị, khẩn trương triển khai thi công một cách toàn diện theo tiến độ đã ký kết với Chủ đầu tư; Triển khai ngay các hoạt động hưởng ứng phong trào thi đua tại dự án, đảm bảo an toàn đạt và vượt tiến độ đề ra. Mặt khác, ông Nguyễn Ngọc Đông cũng đã đề nghị Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát tiếp tục phối hợp và hỗ trợ Nhà thầu, tạo điều kiện thuận lợi để liên danh nhà thầu triển khai công việc một cách thuận lợi, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, an toàn và tiến độ của dự án. Ông Nguyễn Ngọc Đông, Phó TGĐ Sông Đà 5 phát biểu tại buổi lễ Tiếp đó, đại diện Chủ đầu tư, ông Phạm Lê Phú, Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải Điện Quốc gia đã phát biểu bày tỏ sự vui mừng của mình khi đến tham dự Lễ phát động thi đua 50 ngày đêm do Công ty cổ phần Sông Đà 5 tổ chức, qua đó thể hiện sự chung sức, đoàn kết quyết tâm của Nhà thầu cùng ban quản lý dự án hoàn thành tiến độ Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoàn thành đóng điện ngày 30/6/2024. Ông Phạm Lê Phú Tổng giám đốc TCT Truyền tải Điện Quốc gia phát biểu tại buổi lễ Ông Phạm Lê Phú cũng đã thay mặt Chủ đầu tư và lãnh đạo TCT Truyền tải điện quốc gia cảm ơn tất cả các nhà thầu, tư vấn giám sát, ban A, chính quyền địa phương đã đồng hành và hỗ trợ Chủ đầu tư đạt được những kết quả khả quan đồng thời yêu cầu các đơn vị cùng nhau nỗ lực tập trung mọi nguồn lực, bám sát tình hình thi công tại hiện trường, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc nhằm hoàn thành đúng tiến độ đặt ra. Ông Phạm Lê Phú Tổng giám đốc TCT Truyền tải Điện Quốc gia t ặng hoa và quà cho BĐH dự án Cũng trong khuôn khổ lễ phát động thi đua, đồng chí Lê Thanh Sơn Chủ tịch Công đoàn Công ty đã tặng hoa và quà cho tập thể Ban Điều hành thi công công trình điện và Hạ tầng nhằm động viên khích lệ tinh thần tập thể người lao động của Nhà thầu Sông Đà 5. Ông Lê Thanh Sơn - CT Công đoàn trao tặng hoa và quà Việc phát động chiến dịch thi đua “50 ngày đêm” là một hoạt động rất ý nghĩa, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả thi công Dự án. Đồng thời, chiến dịch giúp động viên cán bộ công nhân viên tại Ban Điều hành thi công công trình Điện và Hạ tầng và các nhà thầu phụ thêm đoàn kết, năng động, sáng tạo, hăng hái thi đua lao động sản xuất để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Nguồn: Sông Đà 5
  • Công bố Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sông Đà 5
    Ngày 24/5/2024, tại Trụ sở chính của Công ty cổ phần Sông Đà 5 đã diễn ra Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc cho Đồng chí Nguyễn Đắc Điệp và Phó Tổng giám đốc Công ty cho đồng chí Nguyễn Văn Cường . Tham dự buổi lễ có đồng chí Lê Văn Tuấn - Thành viên Hội đồng quản trị TCT Sông Đà, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Sông Đà 5, các đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát Công ty, Ban Tổng giám đốc, Trưởng phòng/ban Công ty, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên, Trưởng ban nữ công Công ty, Thư ký Công ty, Giám đốc các Ban điều hành dự án. Trong khuôn khổ buổi lễ, Công ty cổ phần Sông Đà 5 đã công bố Quyết định của HĐQT về việc bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc Công ty, cụ thể: - Quyết định số 08/2024/QĐ-SDD5-HĐQT, bổ nhiệm lại ông Nguyễn Đắc Điệp , sinh năm 1978; Trình độ chuyên môn: Kỹ sư thủy lợi, Thạc sỹ Quản trị kinh doanh giữ chức vụ Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Sông Đà 5 nhiệm kỳ 05 năm (2024 - 2029) kể từ ngày 25/05/2024. Đồng chí Lê Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT trao Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc cho đồng chí Nguyễn Đắc Điệp - Quyết định số 09/2024/QĐ-SĐ5-HĐQT, bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Cường , sinh năm 1978; Trình độ chuyên môn: Kỹ sư thủy lợi giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sông Đà 5 nhiệm kỳ 05 năm (2024 - 2029) kể từ ngày 25/05/2024. Đồng chí Lê Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc cho đồng chí Nguyễn Văn Cường Phát biểu tại buổi lễ,đồng chí Lê Văn Tuấn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Sông Đà 5 đã ghi nhận những nỗ lực phấn đấu và thành tích đã đạt được của đồng chí Nguyễn Đắc Điệp và Nguyễn Văn Cường trong suốt thời gian qua, đồng thời nhấn mạnh các nhiệm vụ sắp tới mà các đồng chí phải đảm nhận và mong rằng hai đồng chí được bổ nhiệm sẽ phát huy năng lực, sở trường của mình đóng góp vào sự phát triển ổn định của Công ty trong thời gian tới. Đồng chí Lê Văn Tuấn Chủ tịch HĐQT phát biểu giao nhiệm vụ tại buổi lễ Đồng chí Nguyễn Đắc Điệp được đào tạo bài bản, đã có thời gian hơn 20 năm năm gắn bó tại Sông Đà 5, trải qua nhiều vị trí công tác, có nhiều kinh nghiệm cũng như hiểu biết rất rõ về đơn vị. Trong quá trình công tác, đồng chí Nguyễn Đắc Điệp đã không ngừng phấn đấu, học hỏi và đổi mới sáng tạo và phát huy được năng lực của bản thân, đồng thời gặt hái được nhiều thành công lớn trong công tác điều hành quản lý doanh nghiệp, cùng tập thể lãnh đạo trúng thầu nhiều hợp đồng lớn trong nước và quốc tế, tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác truyền thống và thành công mở rộng mối quan hệ với các đối tác tiềm năng. Đồng chí Nguyễn Văn Cường được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý thiết kế và kỹ thuật thi công công trình. Đồng chí cũng đã có quá trình công tác lâu năm ở Sông Đà 5, tham gia rất nhiều dự án lớn mà Sông Đà 5 đảm nhận. Đại diện Ban chấp hành công đoàn tặng hoa chúc mừng đồng chí Tổng giám đốc Nguyễn Đắc Điệp Đại diện Ban chấp hành công đoàn tặng hoa chúc mừng đồng chí Phó Tổng giám đốc Nguyễn Văn Cường Thay mặt cho các cán bộ được bổ nhiệm, đồng chí Nguyễn Đắc Điệp đã cảm ơn sự tin tưởng, tín nhiệm của lãnh đạo SCIC, Tổng công ty Sông Đà- CTCP và tập thể lãnh đạo, cán bộ Công ty và cam kết trên cương vị Tổng Giám đốc sẽ luôn nỗ lực hết mình vì sự phát triển bền vững của Sông Đà 5, đưa Sông Đà 5 trở thành Tổng thầu xây dựng hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực. Đồng thời đồng chí cũng mong sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát cũng như sự phối hợp, đồng hành của các đồng chí trong Ban tổng giám đốc và các Phòng/Ban chức năng Công ty để có thể hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Các đồng chí lãnh đạo Công ty chụp hình lưu niệm Nguồn: Sông Đà 5
  • Hội nghị tổng kết hoạt động Công đoàn quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác quý II/2024 và tổ chức trao tặng cờ, bằng khen của CĐXD Việt Nam
    Ngày 13/4/2024, tại Phòng họp Tầng 5 trụ sở công ty, Công đoàn Công ty cổ phần Sông Đà 5 đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành tổng kết hoạt động Công đoàn quý I, triển khai nhiệm vụ công tác Công đoàn quý II/2024 và tổ chức trao tặng Cờ, Bằng khen của CĐXD Việt Nam cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm 2023. Đồng chí Vũ Hương Giang - Phó chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Sông Đà – CTCP (thứ 4 từ trái sang); Đồng chí Nguyễn Đắc Điệp - Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Công ty (thứ 3 từ trái sang) Tới dự Hội nghị Tổng kết và trao tặng Cờ, Bằng khen CĐXD có đồng chí Vũ Hương Giang - UVBTV- Phó chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Sông Đà - CTCP; Đồng chí Nguyễn Đắc Điệp - Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Công ty; Các đồng chí Phó Tổng giám đốc, Các đồng chí Bí thư chi bộ, Bí thư ĐTN, Kế toán trưởng; Các đồng chí Ủy viên BCH Công đoàn, Chủ tịch công đoàn bộ phận trực thuộc, kế toán công đoàn, BCH công đoàn khối cơ quan Công ty. Hội nghị Tổng kết công tác Quý I năm 2024, BCH Công đoàn Công ty đã bám sát chủ đề hoạt động, chỉ đạo các cấp công đoàn tích cực, chủ động đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong hoạt động, tập trung nguồn lực, chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn, đẩy mạnh các phong trào thi đua, thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn. Tích cực tổ chức sinh hoạt, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn trong quý, đặc biệt là các hoạt động “Tết sum vầy”, “Mừng Đảng - Mừng Xuân” gắn với kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 -:- 03/02/2024) và kỷ niệm 114 năm Ngày quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024); 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, tạo nhiều sân chơi lành mạnh, bổ ích, thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia. Phát động chị em phụ nữ hưởng ứng tham gia “Tuần lễ áo dài”, ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 năm 2024, tuyên truyền và phối hợp công đoàn cơ sở sưu tầm tài liệu, hình ảnh về quá trình xây dựng và phát triển của Công ty làm tư liệu cho sự kiện 35 năm thành lập Công ty. Trong dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024, BCH Công đoàn đã trực tiếp thăm hỏi, tặng quà, chúc Tết đoàn viên và NLĐ ở các công đoàn bộ phận, trao 50 suất quà của Công đoàn XD Việt Nam và CĐ TCT mỗi suất quà trị giá 1.000.000 đồng và 27 suất quà của Công Đoàn Công ty hỗ trợ thăm hỏi CNVCLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mỗi suất quà có giá trị 500.000 đồng, chi 100 triệu đồng phục vụ cho các công tác đời sống, sinh hoạt khác tại các công đoàn bộ phận, đểđộng viên công nhân lao động gắn bó với doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn, Ban Chấp hành công đoàn đã tham mưu với Ban lãnh đạo Công ty và phối hợp với các Ban điều hành thuê 10 chuyến xe đưa đón người lao động về quê ăn Tết. Triển khai nhiệm vụ quý II, BCH Công đoàn tiếp tục tập trung vào hoạt động Tổ chức phát động tháng Công nhân, tháng an toàn vệ sinh lao động năm 2024 với nhiều hoạt động như: Tuyên truyền học tập, nghiên cứu các văn kiện Nghị quyết đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối DNTW lần thứ III. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng công ty Sông Đà lần thứ XII, Nghị quyết Đảng bộ Công ty lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025. Xây dựng chương trình hành động của Công đoàn công ty, tổ chức giải văn nghệ, thể dục thể thao trong doanh nghiệp, hoạt động thăm hỏi, tặng quà CNLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và nhiều hoạt động văn hóa tập thể khác. Triển khai tổ chức tuyên truyền và triển khai nhiệm vụ trọng tâm Tháng công nhân năm 2024 với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”. Đồng chí Nguyễn Đắc Điệp – Bí thư Đảng ủy – TGĐ Công ty CP Sông Đà 5 phát biểu Tới dự, phát biểu và chỉ đạo tại Hội nghị đồng chí Vũ Hương Giang, Phó tịch Công đoàn Tổng Công ty Sông Đà-CTCP; đồng chí Nguyễn Đắc Điệp Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc Công ty. Các đồng chí đã đánh giá cao và chức mừng những kết quả hoạt động mà Công đoàn Công ty cổ phần Sông Đà 5 đã đạt được trong những năm qua và Quý I/2024, được sự quan tâm của công đoàn cấp trên, Đảng ủy Công ty, sự phối hợp, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo, BCH Công đoàn Công ty cổ phần Sông Đà 5 sẽ luôn phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Phát huy tốt vai trò chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Luôn chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên và người lao động về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua đạt được nhiều kết quả tốt. Thông qua nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả góp phần củng cố, nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn Công ty, đóng góp quan trọng vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ IX Công đoàn Công ty, các nhiệm vụ chính trị của Đảng ủy và chính quyền Công ty cổ phần Sông Đà 5. Đồng chí Phó Chủ tịch CĐTCT – Sông Đà (ngoài cùng bên phải), Đồng chí Bí thư Đảng ủy Công ty (Ngoài cùng bên trái), trao Cờ và hoa cho Ban Thường vụ Công đoàn Công ty Phó CT CĐTCT – Sông Đà, Bí thư Đảng ủy - Tổng giám đốc, trao Bằng khen và hoa cho các đồng chi xuất sắc được nhận Bằng khen CĐXD Việt Nam Kết thúc Hội nghị, đồng chí Vũ Hương Giang đại diện BTV Công đoàn TCT, đồng chí Nguyễn Đắc Điệp đại diện Đảng ủy, Tổng giám đốc công ty cổ phần Sông Đà 5 trao Cờ thi đua của CĐXD cho Ban Chấp hành Công đoàn Sông Đà 5 đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “VĂN HÓA, THỂ THAO” và Bằng khen Công đoàn Xây dựng Việt Nam đối với các cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn năm 2023./. Hà Nội, ngày 17/4/2024 Công đoàn Sông Đà 5
  • Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc Sông Đà 5 thăm và làm việc tại Công trường Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu
    Ngày 27/04/2024, đoàn công tác của Công ty cổ phần Sông Đà 5 do ông Lê Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị và ông Nguyễn Đắc Điệp, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sông Đà 5 dẫn đầu cùng lãnh đạo các phòng/ban chức năng của Công ty đã đến thăm và làm việc tại công trường dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu. Chủ tịch HĐQT Lê Văn Tuấn (đứng giữa) và Tổng giám đốc Nguyễn Đắc Điệp (thứ 2 ngoài cùng bên phải) thăm hỏi, tặng quà động viên người lao động Sông Đà 5 trên công trường Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu là công trình trọng điểm và cấp bách, có tính chất đặc biệt quan trọng, nhằm cung ứng điện cho các tỉnh miền Bắc, đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước do EVNNPT làm chủ đầu tư. Dự án đầu tư xây dựng mới đường dây 500kV 2 mạch dài khoảng 225,5km, qua địa bàn 3 tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An; gồm 2 mạch (461 vị trí móng cột), trong đó, tuyến đường dây đi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh dài khoảng 82,33 km, gồm có 167 vị trí móng cột. Các gói thầu số 13, 14, 17, 18 và 27 mà Nhà thầu Liên danh Công ty cổ phần Sông Đà 5 - Công ty cổ phần thương mại Xây lắp công nghiệp Thăng Long trúng thầu có tổng chiều dài toàn tuyến 31,79 km, tiến độ thi công trong 180 ngày, dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 6/2024. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như tiến độ cấp bách của dự án, do vậy ngay từ khi khởi công công trình, nhà thầu đã huy động đầy đủ nhân lực, phương tiện để thi công. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các gói thầu, Nhà thầu đã gặp rất nhiều khó khăn thách thức do điều kiện thời tiết không thuận lợi, mưa và sương mù nhiều, việc bàn giao mặt bằng gặp trở ngại, địa hình núi đá cao, rất khó khăn cho công tác thi công; tuy nhiên bằng tinh thần quyết tâm và linh hoạt trong mọi tình huống, Sông Đà 5 đã tính toán bổ sung phương tiện, nhân lực, tập trung cao độ để thi công đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. Cho đến hiện tại các gói thầu do Sông Đà 5 thi công cơ bản đáp ứng tiến độ yêu cầu, đã cơ bản hoàn thành công tác thi công móng theo đúng tiến độ và đang tiến hành công tác dựng cột và kéo dây. Công tác thi công lắp dựng cột VT68, gói thầu số 17 Trong khuôn khổ chuyến đi, Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc đã trực tiếp đi kiểm tra tình hình các hạng mục thi công trên công trường và tình hình huy động vật tư, xe máy thiết bị và nhân lực cũng như điều kiện sinh hoạt của toàn thể CBCNV. Tại đây, Chủ tịch HĐQT đã ghi nhận và biểu dương tinh thần quyết tâm vượt khó sự nỗ lực của toàn thể đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân lao động đã phát huy tinh thần “vượt nắng thắng mưa”, tất cả vì mục tiêu hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và an toàn và mong muốn toàn thể Ban điều hành dự án tiếp tục phát huy hơn nữa, thi đua lao động, vượt khó khăn làm 3 ca 4 kíp theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, tất cả vì mục tiêu đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ dự án trọng điểm Quốc gia này. Đoàn công tác Sông Đà 5 tặng quà CBCNV BĐH dự án thi công Điện & Hạ tầng Ngay sau khi đi thăm công trường, Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc đã có buổi làm việc trực tiếp với Ban điều hành Dự án. Trong cuộc họp, Lãnh đạo Công ty đã động viên thăm hỏi toàn thể đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân lao động đang thi công tại Dự án, đồng thời đánh giá cao nỗ lực của tập thể Ban điều hành, mặc dù khó khăn về điều kiện thời tiết, địa hình nhưng đã tổ chức biện pháp thi công hợp lý, huy động vật tư đầy đủ, bám sát tiến độ các gói thầu. Đồng thời, Tổng giám đốc đề nghị Ban điều hành trong quá trình thi công cần đặc biệt chú trọng công tác an toàn lao động, tiến độ đi cùng chất lượng công trình. bám sát, làm việc với Chủ đầu tư về công tác cấp vật tư, phụ kiện kịp thời để không ảnh hưởng tiến độ thi công công trình và báo cáo kịp thời hơn nữa các vướng mắc trong quá trình thi công với Công ty và Công ty sẽ đồng hành, hỗ trợ Ban điều hành tối đa vì mục tiêu chung đảm bảo nguồn năng lượng Quốc gia và giao Ban chấp hành Công đoàn Công ty phối hợp với các phòng/ban Công ty và Ban điều hành dự án xây dựng kế hoạch, lập tiến độ chi tiết để trước ngày 10/5/2024, triển khai phát động thi đua 50 ngày đêm hoàn thành mục tiêu lắp dựng cột, kéo dây các gói thầu đường dây 500kV Công ty CP Sông Đà 5 đảm nhận. Chủ tịch Lê Văn Tuấn và Tổng giám đốc Công ty họp với BĐH DA thi công Điện & Hạ tầng Với sự đoàn kết, quyết tâm, trách nhiệm và bản lĩnh và trí tuệ của mình, Sông Đà 5 tin tưởng sẽ hoàn thành thắng lợi các mục tiêu tiến độ tại dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu. Nguồn: Sông Đà 5
Hội thao Sông Đà năm 2024
Nhằm thiết thực kỷ niệm 63 năm Ngày thành lập Tổng công ty Sông Đà (01/6/1961-01/6/2024), chào mừng các sự kiện lớn của Đảng, của đất nước; tạo sân chơi, giao lưu, gắn kết giữa các đảng ủy trực thuộc; nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, thể trạng, thể chất, rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại của cán bộ Nhân viên TCT Sông Đà; góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Trong hơn 2 tuần chuẩn bị với sự tham gia tích cực, khẩn chương của 17 đoàn vận động viên đến từ cơ quan Tổng công ty, các đơn vị trực thuộc công ty con, công ty liên kết của Tổng công ty trên khắp cả nước với Tổng số gần400vận động viên là cán bộ nhân viên Tổng công ty Sông Đà đến từ 17 đoàn viện viên của cácđơn vị trực thuộc,tranh tài tại 06 môn với 11 nội dung.thi đấu gồm : (Môn Cầu lông (2 nội dung: đôi nam, đôi nam-nữ) , Môn Bóng bàn (3 nội dung: đơn, đôi nam-nữ, đôi nam) , Môn điền kinh (4 nội dung: tiếp sức 5x400m, cự ly 5Km Nam, 5Km nữ, 2Km Nam và 2Km nữ) , Bóng đá giao hữu , Môn Kéo co, và Nhảy bao bố); Trong 01 ngày diễn ra Hội thao các vận động viên là cán bộ nhân viên của Tổng công ty Sông Đà đã thể hiện được tinh thần thi đấu Đoàn kết, Trung thực, Tiến bộ, Fair play; Nhiều vận động viên đã thể hiện được nhưng khả năng thể thao chuyên nghiệp với sự rèn luyện bài bài và chuẩn bị đầu tư kỹ lượng, giúp kết qua của các bộ môn thi đấu tại Hội thao đặt được kết quả tốt. Hội thao đã diễn ra an toàn, vui vẻ tạo được sự gắn kết, học hỏi giao lữu giữa các vận động viên hàng ngày là cán bộ nhân viên của các đơn vị thuộc Tổng công ty Sông Đà trên khắp cả nước khi về tham dự hội thao là những người bạn, là những vận động viên yêu mến rèn luyện sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Kết thúc Hội thao, Ban tổ chức đã trao tổng cộng 108 huy chương Vàng, Bạc, Đồng cho các vận động viên thi đâu tại các nội dung của 06 bộ môn và trao các giải Nhất, Nhì, Ba, Tư toàn đoàn cho các đoàn vận động viên.Trong đó: - Giải Nhất toàn đoàn được trao cho đoàn vận động viên của Công ty CP Sông Đà 9. - Giải Nhì toàn đoàn được trao cho 02 đoàn vận động viên của Công ty CP thủy điện Cần Đơn và Công ty CP đầu tư & Phát triển điện Sesan 3A. - Giải Ba toàn đoàn được trao cho đoàn vận động viên của Công ty CP thủy điện Nậm Chiến. Giải Tư toàn đoàn được trao cho 03 đoàn vận động viên là đoàn Cơ quan TCT; Công ty CP Sông Đà 3và Công ty CP Sông Đà 10. Một số hình ảnh diễn ra tại Hội thao: Nguồn: Tổng công ty Sông Đà (songda.vn)
  • Phát động thi đua xây dựng đường dây 500kV mạch 3 với mức đầu tư khoảng 23.000 tỉ đồng
    Sáng 27.2, tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức lễ phát động thi đua xây dựng đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Các đồng chí lãnh đạo tặng quà công nhân thi công đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Ảnh: Hà Anh Ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Trần Lưu Quang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Phạm Tất Thắng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; ông Đặng Hoàng An - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)… tham dự buổi lễ. Ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - động viên công nhân. Ảnh: Hà Anh Dự án Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối do Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, giao cho Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc và Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung đại diện chủ đầu tư điều hành dự án. Tổng chiều dài dự án khoảng 519 km, đi qua 9 tỉnh (trong đó có 4 thị xã và 39 huyện), bao gồm 1.177 vị trí cột, tổng mức đầu tư khoảng 23.000 tỉ đồng. Đây là dự án trọng điểm, cấp bách, có ý nghĩa rất quan trọng để tăng cường năng lực lưới điện truyền tải 500 kV Bắc - Trung, nâng cao sự ổn định vận hành hệ thống điện, giữ vị trí quan trọng đối với an ninh năng lượng quốc gia. Đồng thời, dự án giảm bớt nguy cơ đầy và quá tải cho các đường dây 500kV hiện hữu, đảm bảo tiêu chí N-1, đặc biệt khi công suất truyền tải cao theo giao diện Bắc - Trung ở thời điểm các nhà máy thủy điện miền Bắc phát thấp và để truyền tải công suất, đảm bảo cung ứng điện cho miền Bắc trong năm 2024 và các năm tiếp theo. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các dự án phải hoàn thành, đóng điện vào tháng 6.2024. Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc quyết liệt để dự án hoàn thành chủ trương đầu tư trong thời gian kỷ lục (khoảng 4 tháng) để EVN, EVNNPT triển khai khởi công đồng loạt các dự án. Ông Trần Lưu Quang - Phó Thủ tướng Chính phủ - tặng quà động viên công nhân. Ảnh: Cường Ngô Thực hiện nhiệm vụ được giao, thời gian qua, EVN, EVNNPT luôn nhận thức rõ đây là dự án trọng điểm, cấp bách và đã chủ động làm việc với các bộ, ngành, địa phương liên quan, sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý để triển khai dự án. Đồng thời, huy động tối đa các nguồn lực, làm việc xuyên đêm, không có ngày nghỉ... để đẩy nhanh tiến độ triển khai thủ tục đầu tư và xây dựng dự án. Đặc biệt, để thúc đẩy nhanh thủ tục triển khai, EVN đã ủy quyền cho EVNNPT để chủ động hoàn thiện các thủ tục với các mốc tiến độ nhanh nhất vì mục tiêu của dự án. Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang động viên công nhân thi công đường dây 500kV mạch 3. Ảnh: Hà Anh Cùng với đó, Tổng LĐLĐVN và Tập đoàn EVN cùng thống nhất phát động thi đua trên công trường Dự án đường dây 500 kV mạch 3 với mục đích tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của dự án; tạo không khí thi đua sôi nổi, khích lệ, động viên công nhân viên chức, người lao động trên các công trình thuộc dự án phát huy sáng kiến, sáng tạo, nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nguyên nhiên vật liệu và các nguồn lực, góp phần đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng các dự án. Với sự vào cuộc quyết liệt đó, đến nay, tiến độ bàn giao mặt bằng của các địa phương cơ bản đáp ứng được yêu cầu, khi đã bàn giao mặt bằng được 1.143/1.177 vị trí móng (đạt 97%) và 230/502 khoảng néo hành lang tuyến (đạt khoảng 46%). Trong đó, đã có 7/9 địa phương đã hoàn thành bàn giao toàn bộ vị trí móng cột, 2 địa phương còn lại gồm Nghệ An và Thanh Hóa đang hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để bàn giao vị trí móng cột cho nhà thầu thi công. Về tiến độ, đến ngày 26.2.2024, dự án đang triển khai làm đường tạm thi công, đào, đúc móng 950/1.177 vị trí móng cột; hoàn thành đúc 99 móng cột; hoàn thành lắp dựng 1 cột thép và đang lắp dựng 11 cột thép. HÀ ANH - CƯỜNG NGÔ (laodong.vn)
  • Triển khai thi công đồng loạt các dự án thuộc đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối
    Ngày 18/1, tại các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá và Thái Bình, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) tổ chức triển khai thi công đồng loạt các cung đoạn của đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Các dự án được triển khai thi công gồm: đường dây (ĐD)500kV Quảng Trạch – Quỳnh Lưu,ĐD 500kV Quỳnh Lưu – Thanh Hóa, Trạm biến áp 500kV Thanh Hóa, ĐD500kV NMNĐ Nam Định I – Phố Nối. Trước đó, vào cuối tháng 10/2023, EVNNPT đã khởi công dự án ĐD 500kV NMNĐ Nam Định I – Thanh Hóa. Quyết tâm cao, nỗ lực lớn Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối có tổng chiều dài khoảng 519km, đi qua địa bàn 211 xã, phườngcủa 43 huyện, thị xã thuộc 9 tỉnh gồm: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên. Tổng số móng cột là 1.179 móng cột. Tổng mức đầu tư khoảng 22.000 tỷ đồng. Dự án có ý nghĩaquan trọng nhằmtăng cường năng lực lưới điện truyền tải 500kV Bắc - Trung, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho miền Bắcthời điểm hiện tại và trong những năm tới. Đồng thời,nâng cao ổn định vận hành hệ thống điện quốc gia, góp phầntăng cường truyền tải điện từ các nguồn điện khu vực Bắc Trung Bộ về trung tâm phụ tải khu vực miền Bắc. Bên cạnh đó, dự án cũnggóp phần giảm bớt nguy cơ đầy và quá tải cho các đường dây 500kV hiện hữu đảm bảo tiêu chí N-1, đặc biệt khi công suất truyền tải cao theo giao diện Bắc - Trung ở thời điểm các nhà máy thủy điện miền Bắc phát thấp. Lễ triển khai thi côngđường dây 500kV Nam Định I – Phố Nối tổ chức tại Thái Bình sáng 18/1/2024 Với tính chất cấp bách, quan trọngcủa dự án, thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thường xuyên, liên tục vàyêu cầu các bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương liên quan nêu cao tinh thần trách nhiệm;phối hợp chặt chẽ, chủ động giải quyết nhanh nhất các thủ tục, hồ sơ, công việc liên quan đến dự án theo chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm hoàn thành dự án, đưa vào vận hành theo mục tiêu phấn đấu. Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp& Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, cùngcác bộ ngành, địa phương liên quan đã vào cuộc quyết liệt để nhanh chóng triển khai các thủ tục nhằm đảm bảo mục tiêu của dự án. Các đại biểu phát động triển khai thi côngtại tỉnh Hà Tĩnh sáng 18/1/2024. Ảnh: EVNNPT Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, đặc biệt là tại Công điện số 1412/CĐ-TTg ngày 25/12/2023 chỉ đạo tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và các năm tiếp theo trong đó có yêu cầu đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án đường dây 500kV mạch 3, EVN cùngEVNNPT luôn xác định và nhận thức rõ đây là dự án trọng điểm, cấp bách và đã chủ động làm việc với các bộ, ngành, địa phương liên quan, sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý để triển khai dự án. Đồng thời huy động tối đa các nguồn lực, làm việc không kể giờ giấc, xuyên đêm, không có ngày nghỉ... để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.EVNNPT cũngđã khẩn trương triển khai thủ tục thu xếp vốn của dự án và đã được 5 ngân hàng thương mạithu xếp vốn cho 4 dự án với tổng số tiền vay là 15.870 tỷ đồng, đảm bảo thu xếp đủ vốn để triển khai các dự án. Các đại biểu phát động triển khai thi công tại tỉnh Nghệ An sáng 18/1/2024. Ảnh: EVNNPT Trong công tác đấu thầu, đây là dự án có226 gói thầu chính, trong đó có 93 gói thầu xây lắp. Đểhuy động được các nhà thầu, các nhà sản xuất có năng lực tham gia các gói thầu của các dự án, EVNNPT đã lập và duyệt các kế hoạch lựa chọn nhà thầu với giá trị gói thầu phù hợp; các nhà thầu có năng lực đều có thể tham gia đấu thầu với tư cách nhà thầu độc lập hoặc liên danh nhà thầu đảm bảo thực hiện đúng các quy định của nhà nước về công tác đấu thầu. Đến thời điểm hiện tại, dự án đường dây 500kV NMNĐ Nam Định I - Thanh Hóa đã hoàn thành ký hợp đồng tất cả các gói thầu. Đối với các dự án còn lại, một số gói thầu đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu, các gói thầu còn lại đang tiến hành thủ tục lựa chọn nhà thầu và dự kiến hoàn thành toàn bộ trong tháng 1/2024. EVN, EVNNPT đã chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực để triển khai thực hiện dự án; thành lập Ban chỉ đạo triển khai dự án cấpEVN, EVNNPT; thành lập 4 Ban điều hành và 13 Ban tiền phương tại các tỉnh, thành phố để khẩn trương tổ chức triển khai thi công dự án. Với tinh thần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để nỗ lực, phấn đấu hoàn thành dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Đảng ủy và lãnh đạo EVN,EVNNPT đã thường xuyên làm việc với cấp ủy và chính quyền địa phương các tỉnh, thành phốcó đường dây đi qua để phối hợp triển khai tháo gỡ vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ dự án. Nhiều thách thức ở phía trước Một trong nhữngkhó khăn lớn nhất hiện nay là công tác đền bù giải phóng mặt bằng ởcác tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định dođi qua địa bàn đông dân cư, nhiều khu công nghiệp, tiềm ẩn nhiều rủi ro.Ngoài ra, tuyến đường dây trêncác tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa cónhiều vị trí đi qua địa hình đồi núi cao, hiểm trở, điều kiện thi công khó khăn cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới tiến độ của các dự án. Để đáp ứng mục tiêu hoàn thành dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Namvà Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đã đề xuất Chính phủ cho phép ủy quyền UBND các tỉnh chấp thuận chủ trương tác động vào rừng các loại để triển khai thi công;đẩy nhanh việc thẩm định, ban hành Nghị định về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo UBND các tỉnh có đường dây đi qua rà soát để cập nhật quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm 2024 cho phần diện tích hành lang của các dự án. Bên cạnh đó, EVN vàEVNNPT cũng kiến nghị UBND các tỉnh đôn đốc, chỉ đạo các sở ngành,địa phương phối hợp với chủ đầu tư để tăng cường, vận động các hộ dân đồng thuận theo chủ trương, chính sách, chấp thuận nhận tiền và bàn giao mặt bằng thi công cho chủ đầu tư trong tháng 02/2024;đồng thờikêu gọi các tổ chức, cá nhân, người dân có dự án đi qua sớm bàn giao mặt bằng, chung sức cùng chủ đầu tư để hoàn thành dự án nhằm đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước. Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương phát biểu tại Lễ triển khai thi công dự án ĐD500kVNam Định I – Phố Nối Tại Lễ triển khai thi công dự ánđường dây 500kV Nam Định I – Phố Nối (tại tỉnh Thái Bình), thay mặt lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương gửi lờicảm ơn đếnChính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành, UBND các tỉnh, các cấp chính quyền địa phươngcó dự án đi qua đã kịp thời chỉ đạo, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi đểdự án đảm bảo đủ điều kiện khởi côngtheo quy định. Trước khối lượng lớncông việccần phải tập trung thực hiện, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đề nghịlãnh đạo Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, lãnh đạocác ban quản lý dự ánthuộc EVNNPT cầnphối hợp chặt chẽ với cácBộ ngành, UBND các tỉnh để đẩy nhanh thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;thủ tục về bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng.Các nhà thầu thi công xây lắp cần cử lãnh đạothường xuyên bám tuyến để tổ chức điều hành công trường, huy động tất cảnguồn lực, tranh thủ thời giankểcảthi công trong dịplễ, tết Nguyên đánđể đẩy nhanh tiến độ thi công. Các nhà thầu tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát thi công cầnbố trí đủ lực lượng giám sát tác giả, giám sát chất lượng trong quá trình thi công, kịp thời xử lý trên công trường, đảm bảo chất lượng công trình, an toàn và vệ sinh môi trường. Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối - Chủ đầu tư: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (thuộc EVN) - Tổng mức đầu tư: khoảng 22.000 tỷ đồng - Quy mô: Gồm 2 mạch đường dây 500kV dài khoảng 519km. Điểm đầu là Sân phân phối 500kV Quảng Trạch (Quảng Bình), điểm cuối TBA 500kV Phố Nối (Hưng Yên). - Đơn vị tư vấn thiết kế: Các công ty CP Tư vấn xây dựng điện 1, 2, 4 vàViện Năng lượng - Ban QLDA các công trình điện miền Bắc thay mặt EVNNPT quản lý điều hành 2 cung đoạn: NMNĐ Nam Định I – Thanh Hóa và NMNĐ Nam Định I – Phố Nối. - Ban QLDA các công trình điện miền Trung thaymặt EVNNPT quản lý, điều hành 2 cung đoạn: Quảng Trạch – Quỳnh Lưu và Quỳnh Lưu – Thanh Hóa
  • 2023 - Một năm đầy sóng gió trong công tác vận hành thủy điện ở Việt Nam
    - Năm 2023 là một năm đặc biệt khó khăn cho việc huy động công suất từ nguồn thủy điện của Việt Nam. Nhiều nhà máy thủy điện phải vận hành trong điều kiện mực nước trong hồ chứa tiệm cận mực nước chết, hoặc bằng với mực nước chết, thậm chí có trường hợp dưới mực nước chết. Vậy nguyên nhân nào đã làm cho các hồ thủy điện thiếu nước? Liệu năm 2024 và những năm tiếp theo, các nhà máy thủy điện cần phải vận hành như thế nào trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, biến đổi khó lường?... Dưới đây là tổng hợp, phân tích và đề xuất giải pháp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam. Vai trò quan trọng của thủy điện trong hệ thống điện Việt Nam: Các nhà máy thủy điện của nước ta đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, ngoài việc sản xuất điện năng, còn tích cực tham gia chống lũ, cung cấp nước cho hạ du phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt. Đến nay chúng ta đã xây dựng và đưa vào vận hành các nhà máy thủy điện với tổng công suất đạt 22.544 MW (tính đến cuối năm 2022), với sản lượng điện hàng năm cán mốc 75 - 85 tỷ kWh/năm. Đặc biệt, năm 2022 do điều kiện thủy văn thuận lợi, con số này là 95,054 tỷ kWh, chiếm tỷ lệ 35,4% trong tổng lượng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống (năm 2022 điện lượng đạt 268,4 tỷ kWh). Cơ cấu công suất nguồn thủy điện trong hệ thống điện nước ta tính đến cuối năm 2022 chiếm tỷ lệ chỉ còn 29%. Xem hình dưới đây: Cơ cấu công suất nguồn điện toàn hệ thống, tính đến cuối năm 2022. (Nguồn: EVN). Trong năm 2023 đã đưa vào vận hành Nhà máy Thủy điện Hồi Xuân, có công suất 102 MW với 3 tổ máy, mỗi tổ máy công suất 34MW; Nhà máy Thủy điện Sông Lô 7, có công suất 36 MW với 3 tổ máy, mỗi tổ máy công suất 12MW; Nhà máy Thủy điện Nậm Cúm 56 MW với 2 tổ máy, mỗi tổ máy công suất 28 MW và các nhà máy thủy điện nhỏ tổng công suất 857 MW. Như vậy, tổng công suất nguồn thủy điện tính đến cuối năm 2023 là 23.595 MW. Dung tích chống lũ của các hồ thủy điện trên cả nước đạt 15,8 tỷ m3 (riêng các hồ chứa thủy điện ở phía Bắc chiếm 15 tỷ m3). Điều này cho thấy vai trò chống lũ của các hồ chứa thủy điện khu vực phía Bắc rất quan trọng. Các hồ chứa này được yêu cầu tích nước với dung tích hữu ích đa số trên 90% và không nhỏ hơn 70% vào thời điểm tháng 11 hàng năm - tức là vào đầu mùa khô. Riêng đối với miền Bắc, nguồn thủy điện rất quan trọng, hiện chiếm tỷ trọng 43,6% trong tổng số nguồn điện khu vực. Do vậy, nếu để thiếu nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo cung ứng điện cho vùng này. Theo Quy hoạch điện VIII, tới năm 2030, tổng công suất các nguồn thủy điện (bao gồm cả thủy điện nhỏ) dự kiến đạt 29.346 MW, với sản lượng điện năng là 101,7 tỷ kWh. Ngày nay, khi công suất nguồn điện từ mặt trời và gió tăng mạnh, thì vai trò của thủy điện càng trở nên quan trọng và không thể thay thế. Ngoài việc phát điện, chống lũ và cấp nước cho hạ du, thủy điện còn góp phần cải thiện chế độ làm việc của hệ thống điện (tăng nguồn và điện năng phủ đỉnh của biểu đồ phụ tải, tăng tính linh hoạt trong vận hành, tăng hệ số tin cậy, an toàn…) qua đó góp phần giảm chi phí sản xuất của hệ thống. Tình hình vận hành các nhà máy thủy điện trong năm 2023: Năm 2023, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino dẫn tới tình hình thủy văn không thuận lợi, mưa ít, nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng đến công tác vận hành các nhà máy thủy điện trong cả nước. Trong 3 tháng đầu năm 2023, tình hình cung ứng điện vẫn được đảm bảo khi phụ tải thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022, lưu lượng nước về các hồ thủy điện vẫn tăng đều. Trong quý 1 năm 2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức vận hành tối đa các nhà máy thủy điện: Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang để tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình thủy lợi phía hạ lưu vận hành lấy nước, bảo đảm cung cấp đủ điện cho các trạm bơm hoạt động phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2022 - 2023 cho các tỉnh trung du và Đồng bằng Bắc bộ. Với phương châm vận hành tiết kiệm nước triệt để đối với các nhà máy thủy điện đa mục tiêu, nhất là các nhà máy thủy điện ở miền Bắc nhằm đảm bảo lượng nước đủ để cung cấp điện lâu dài đến hết mùa khô. Bước sang tháng 4/2023, tình hình vận hành hệ thống điện thay đổi nhanh chóng với việc phụ tải tăng cao; lưu lượng nước về các hồ giảm thấp đột ngột; các nhà máy nhiệt điện than bị sự cố nhiều (gồm cả các sự cố kéo dài và sự cố ngắn ngày), một số nhà máy điện than xảy ra tình trạng thiếu than, do vậy phải tiếp tục vận hành các nhà máy thủy điện, dẫn đến sụt giảm mực nước trong các hồ, đặc biệt là các hồ thủy điện lớn ở miền Bắc. Ngay từ đầu tháng 5/2023, EVN đã xác định với tháng cao điểm nắng nóng của mùa hè năm 2023, hệ thống điện miền Bắc có nguy cơ sẽ gặp tình trạng không đáp ứng được phụ tải đỉnh trong các tháng 5, tháng 6 với công suất thiếu hụt lớn nhất ước tính lên tới 1.600 MW cho đến 1.900 MW. Đến cuối tháng 5 và đầu tháng 6, hệ thống điện miền Bắc đã xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung do nước về các hồ thủy điện rất thấp, đặc biệt vào thời kỳ cuối mùa khô (từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6). Hầu hết các hồ thủy điện lớn miền Bắc đã suy giảm về mức nước chết (bao gồm hồ chứa các thủy điện: Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Bản Chát, Hủa Na, Thác Bà...). Điển hình như ngày 6/5/2023, mặc dù là ngày nghỉ cuối tuần nhưng công suất tiêu thụ toàn quốc cũng đã lên tới hơn 43.300 MW và sản lượng tiêu thụ ngày này trong toàn quốc cũng đạt hơn 895 triệu kWh. Theo số liệu công bố của EVN cho thấy: 23 nhà máy thủy điện có hồ chứa lớn vào thời điểm ngày 9/6/2023 có tổng dung tích hữu ích trung bình chỉ còn 18%, đặc biệt như hồ chứa của thủy điện: Lai Châu, Trung Sơn, Sê San 3, Sê San 3A... về mực nước chết, không còn dung tích hữu ích để phát điện. Các hồ thủy điện: Sơn La, Tuyên Quang, Bản Chát, dung tích hữu ích chỉ còn 1%. Các hồ thủy điện: Bản Vẽ, Thác Bà, dung tích hữu ích chỉ còn 2%. Còn hồ thủy điện: Hủa Na và Thác Mơ chỉ còn 3% dung tích hữu ích… Trong bối cảnh các hồ thủy điện thiếu nước nghiêm trọng, thì một số tổ máy nhiệt điện than trong hệ thống cũng bị suy giảm công suất, hoặc bị sự cố do vận hành liên tục nhiều giờ trong điều kiện thời tiết nóng gay gắt kéo dài. Trong điều kiện như vậy, EVN đã phải thực hiện tiết giảm phụ tải, cắt điện luân phiên một số địa phương khu vực miền Bắc để đảm bảo an toàn vận hành hệ thống điện. Nguyên nhân các hồ thủy điện năm 2023 thiếu nước: Điều gì dẫn đến tình trạng lượng nước trong hồ thủy điện tích không đủ vào cuối mùa khô năm nay, mặc dù theo Quy trình vận hành hồ chứa, hoặc liên hồ chứa thì các hồ chứa của các nhà máy thủy điện công suất lớn hơn 100 MW theo quy định đều phải đạt dung tích hữu ích đa số trên 90% và không nhỏ hơn 70% vào thời điểm tháng 11 năm hàng năm - tức là vào đầu mùa khô? Nguyên nhân khách quan: Hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khắc nghiệt. Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO): Khoảng thời gian từ 2023 tới 2027 có thể là 5 năm nóng nhất mà nhân loại từng chứng kiến. Do thời tiết diễn biến phức tạp, lưu lượng nước về các hồ thủy điện trong vài tháng đầu mùa hè có nhiều diễn biến bất lợi, thấp hơn đáng kể so với trung bình nhiều năm, làm suy giảm công suất và sản lượng của các nhà máy thủy điện trên toàn hệ thống, nhất là tháng 3 và tháng 4/2023 với lượng nước thiếu hụt từ 20 - 50% so với trung bình nhiều năm. Đặc biệt, năm nay không có lũ tiểu mãn (thông thường lũ tiểu mãn xuất hiện vào tháng 4 đến tháng 5 hàng năm) nên nguồn nước về các hồ chứa lại càng thiếu trầm trọng. Nắng nóng dẫn tới nhu cầu sử dụng điện ở miền Bắc tăng cao, phải huy động rất lớn nguồn nước từ các hồ thủy điện như: Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thác Bà để phát điện. Trong điều kiện như vậy, ngay tháng 5 và khoảng 20 ngày đầu tháng 6, mực nước các hồ đã giảm rất nhanh, nhiều thời điểm xuống mực nước chết. Lượng điện tiêu thụ bình quân cả nước đạt gần 820 triệu kWh một ngày trong tháng 5, tăng hơn 20% so với tháng 4. Riêng Hà Nội, điện tiêu thụ bình quân tháng 5 là hơn 75,4 triệu kWh, tăng 22,5% so với tháng 4 và đến ngày 8/6, mức tiêu thụ bình quân đạt hơn 85,6 triệu kWh. Nguyên nhân chủ quan: Theo thống kê cơ cấu nguồn điện, tốc độ tăng trưởng công suất nguồn so với công suất Pmax phụ tải cho thấy: Ngay từ giai đoạn 2016 - 2020, nguy cơ thiếu điện khu vực miền Bắc đã được chỉ rõ khi tăng trưởng công suất cực đại Pmax đạt 9,3% trong khi tăng trưởng nguồn điện chỉ đạt ở mức 4,7%. Nếu đánh giá cơ cấu nguồn điện tại thời điểm năm 2020 của miền Bắc, thủy điện và nhiệt điện than chiếm đến 95% tổng công suất phát. Theo báo cáo của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0): Tính đến ngày 31/12/2022, tổng lượng nước được tích trong hồ đạt 12,96 tỷ kWh, thiếu hụt 2,1 tỷ kWh so với mức nước dâng bình thường (thấp hơn 1,5 tỷ kWh so với kế hoạch năm 2022), chỉ đạt 86% dung tích toàn hệ thống. Trong đó, miền Bắc đạt 6,67 tỷ kWh, thiếu hụt 1,26 tỷ kWh so với mức nước dâng bình thường (thấp hơn 1,04 tỷ kWh so với kế hoạch năm 2022), chỉ đạt 84% dung tích toàn miền Bắc. Điều này xảy ra là do trong 10 tháng đầu năm 2022 các nhà máy thủy điện đã được huy động với sản lượng tăng 30% so với cùng kỳ, nhờ lợi thế cạnh tranh về mức giá thấp với sản lượng kỷ lục đạt 95,054 tỷ kWh, tăng 16,449 tỷ kWh so với năm 2021, trong khi nhóm nhiệt điện mất đi lợi thế cạnh tranh khi giá than, khí tăng mạnh và neo ở mức cao. Vì vậy, các hồ chứa thủy điện đã không tích đủ nước tính đến thời điểm 31/12/2022 theo kế hoạch, đồng thời lại gặp năm hạn hán, tháng 3 và 4 có lưu lượng nước về các hồ chứa thấp hơn trung bình nhiều năm và năm 2023 lại không có lũ tiểu mãn, nhưng các nhà máy thủy điện vẫn phải huy động tối đa công suất do các nhà máy nhiệt điện không đủ nguồn cấp nhiên liệu để vận hành ổn định. Mặt khác, một loạt các dự án nguồn điện than mới ở miền Bắc chậm trễ so với quy hoạch (như Na Dương 2, Nam Định 1, An Khánh - Bắc Giang, Vũng Áng 2, Quảng Trạch 1, Đức Giang và Công Thanh), hoặc bị loại bỏ (như Quỳnh Lập 1) là nguyên nhân chính của việc thiếu điện tại miền Bắc trong mùa hè năm 2023. Ngoài ra, giai đoạn 2020 - 2022, EVN đã cắt giảm chi phí sửa chữa lớn theo định mức từ 10% - 50% do không cân đối được nguồn vốn. Từ nguyên nhân này đã dẫn đến việc có tổ máy nhiệt điện do làm việc quá tải đã xảy ra sự cố trong vận hành phải dừng máy, trùng với thời gian các hồ thủy điện ở phía Bắc không đủ nước để phát điện. Lũy kế 11 tháng của năm 2023 sản lượng điện từ nguồn thủy điện huy động được là 74,57 tỷ kWh, chiếm 29% so với sản lượng toàn hệ thống (257,35 tỷ kWh, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2022). Đến đầu tháng 9 năm nay lưu lượng nước về các hồ thủy điện tương đối tốt trên cả 3 miền, nên thủy điện được huy động khai thác tăng, đặc biệt là các hồ thủy điện đa mục tiêu. Tuy nhiên, vẫn thấp hơn nhiều so với sản lượng điện năng khai thác năm 2022, chỉ tương đương sản lượng điện năng năm 2021 (chưa tính sản lượng huy động trong tháng 12/2023 - là thời kỳ các hồ chứa đang tích nước chuẩn bị cho mùa khô năm 2024, nên việc huy động sản lượng sẽ không nhiều). Trong khi đó, nhiệt điện than đóng vai trò chủ đạo, sản lượng điện năng 11 tháng năm 2023 đạt 117, 67 tỷ kWh, chiếm tỷ lệ 45,7% sản lượng điện năng toàn hệ thống. Xem bảng dưới đây: TT Loại nguồn Năm 2021 Năm 2022 11 tháng năm 2023 Điện lượng, 106 kWh So với hệ thống, % Điện lượng, 106 kWh So với hệ thống, % Điện lượng, 106 kWh So với hệ thống, % 1 Thủy điện 78.605 30,6 95.054 35,4 74.570 29,0 2 Nhiệt điện than 118.074 46,0 104.921 39,1 117.670 45,7 3 Tuabin khí 26.312 10,2 29.563 11,0 24.800 9,6 4 Nhiệt điện dầu 3 - 56 0,02 1.240 0,5 5 Nhập khẩu 1.403 0,55 3.390 1,26 3.960 1,5 6 NLTT 31.508 12,3 34.757 12,93 34.700 13,5 - điện gió 3.343 1,3 8.852 3,30 9.840 3,8 - điện mặt trời 27.843 10,85 25.526 9,51 24.100 9,4 -điện sinh khối 321 0.15 379 0,12 0,3 7 Nguồn khác 821 0,35 701 0,29 0,2 TỔNG CỘNG 256.727 100 268.442 100 257.350 100 Bảng 1: Cơ cấu sản lượng điện năng toàn hệ thống năm 2021, năm 2022 và 11 tháng của năm 2023. (Nguồn: EVN). Giải pháp đảm bảo vận hành ổn định các nhà máy thủy điện trong năm 2024: Để đảm bảo vận hành các nhà máy thủy điện ổn định cần thực hiện đúng quy trình đã được phê duyệt, đó là: Thứ nhất: Cần tích nước vào các hồ chứa theo đúng kế hoạch: Bước sang năm 2024, EVN cho biết: Đã tính toán cân đối cung - cầu điện cho năm 2024 với nhu cầu điện tăng trưởng ở mức 8,96% so với năm 2023. Do khu vực miền Bắc có nguồn thủy điện chiếm tỷ trọng lớn (43,6%), vì vậy cần cho phép các nhà máy thủy điện thuộc lưu vực sông các tỉnh phía Bắc tiến hành tích nước sớm hơn mọi năm. Đề xuất này của EVN nhằm mục tiêu để các hồ chứa khu vực này cần đạt mực nước dâng bình thường vào cuối năm 2023 và lập lịch huy động cao từ nguồn nhiệt điện than ngay từ đầu năm 2024 để điều tiết, giữ mức nước hồ ở mức cao nhằm vận hành các nhà máy thủy điện hiệu quả vào mùa nắng nóng. Mặt khác, EVN cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu các công trình thủy lợi sử dụng tiết kiệm, hiệu quả lượng nước xả từ các hồ chứa thủy điện phục vụ đổ ải Đông Xuân 2023 - 2024 không quá 3,5 tỷ m3, tương tự như năm 2023. Thứ hai: Nghiên cứu các giải pháp điều tiết phân phối, sử dụng nước hợp lý và nâng cao năng lực dự báo nguồn nước: Việc lượng nước về các hồ thủy điện trong nửa đầu năm nay thiếu hụt, ngoài nguyên nhân khách quan và chủ quan đã nêu ở trên cho thấy: Đã đến lúc cần thiết phải áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật để tăng hiệu quả vận hành các nhà máy thủy điện, nhằm ứng phó với tác động tiêu cực của thời tiết, bảo đảm việc cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt. Hiện tại, với việc vận hành các nhà máy thủy điện đang được tính toán một cách thủ công, xác định lưu lượng nước về hồ theo các mốc thời gian định sẵn, cùng với đó là khâu dự báo mưa và dòng chảy đến hồ còn hạn chế, do chưa có đủ điều kiện kỹ thuật dự báo cho từng đơn vị tại lưu vực hồ chứa, nên việc tiết kiệm nước khó thực hiện được. Vì vậy, trong ngắn hạn, cần nhanh chóng áp dụng các giải pháp kỹ thuật tối ưu hóa vận hành để tiết kiệm nước cho các nhà máy thủy điện. Trong dài hạn, cần nghiên cứu các giải pháp điều tiết phân phối, sử dụng nước hợp lý, năng động ứng với tình hình biến động của thời tiết cho thủy điện bằng các kế hoạch điều phối đàn hồi theo mùa, hay cả năm, hoặc nhiều năm cho các hồ chứa lớn. Đồng thời tăng cường đầu tư cho hệ thống quan trắc hiện đại để lúc nào cũng có thể cập nhật được tình hình thủy văn, thời tiết, nguồn nước trên các sông, hồ chứa, hiện trạng khai thác sử dụng nước của các công trình ở thượng nguồn nhằm phân bổ hợp lý, cân đối giữa nguồn nước để phát điện và cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt. Thay lời kết: Năm 2023 là một năm đầy sóng gió trong công tác vận hành hệ thống thủy điện của nước ta. Chưa bao giờ xuất hiện tình trạng mực nước trong hồ của các nhà máy thủy điện từ miền Bắc đến miền Trung và miền Nam lại tiệm cận mực nước chết như năm nay, thậm chí một số hồ chứa thủy điện có mực nước xuống thấp hơn mực nước chết. Biết rằng, vận hành thủy điện trong điều kiện mực nước trong hồ thấp hơn mực nước thiết kế, hoặc tiệm cận mực nước chết thì cần phải tăng thêm lưu lượng nước qua tua bin (vì công suất tổ máy tỷ lệ thuận với chiều cao cột nước và lưu lượng chảy qua tua bin, khi cột nước càng giảm thì lưu lượng phải tăng lên để tổ máy hoạt động đạt công suất định mức) và nếu tiếp tục vận hành trong điều kiện như vậy thì tốc độ mực nước trong hồ chứa sẽ giảm càng nhanh, nhưng nếu dừng vận hành thì hệ thống sẽ thiếu điện. Để vận hành các nhà máy thủy điện tối ưu, tiết kiệm nước trong mùa khô và giảm xả nước thừa quá nhiều trong mùa lũ, cung cấp điện ổn định cho hệ thống - đây là bài toán giữa an ninh năng lượng và cân bằng nguồn nước cần được giải quyết thấu đáo. Thực tiễn trong khoảng 10 - 20 năm vừa qua cho thấy: Khi thời tiết ngày càng cực đoan, hạn hán gay gắt, lũ lụt nghiêm trọng, lũ quét, sạt lở đất làm thay đổi dòng chảy xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt xuất hiện trạng thái mùa lũ đã dài thì ngày càng nhiều nước, trong khi mùa cạn đã thiếu nước sẽ lại càng thiếu nước hơn. Trong thực tế, nhu cầu phát điện và nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp, sinh hoạt cho vùng hạ lưu đang có sự vênh nhau về mặt thời gian. Khi nhu cầu điện tăng vào mùa hè thì vùng hạ lưu không có nhu cầu cao về nước và khi vùng hạ lưu các nhà máy thủy điện có nhu cầu dùng nước (mùa khô tháng 11 đến tháng 3 năm sau) thì nhu cầu về sử dụng điện lại chưa tăng. Sự lệch pha này càng gây khó khăn trong việc điều phối sử dụng nguồn nước cho phát điện và cấp nước cho hạ du. Trước đây, các hiện tượng thời tiết (đặc biệt như bão, lũ, hạn hán) diễn ra có quy luật theo mùa, tuy nhiên những năm gần đây hiện tượng thời tiết bất thường này có thể xuất hiện quanh năm. Sự kiện thiếu hụt lượng nước của các hồ thủy điện trên cả nước nói chung và đặc biệt là các hồ thủy điện ở khu vực miền Bắc nói riêng về nửa đầu năm 2023 cho thấy: Ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết cực đoan thật khó lường và vô cùng nguy hại đến việc đảm bảo cung cấp điện ổn định. Theo Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia (đến năm 2030): Tổng lượng nước dự báo đạt 948,4 tỷ m3, tăng khoảng 2% so với hiện tại (trong đó, mùa cạn khoảng 289 tỷ m3, giảm 2,1% và mùa lũ 659 tỷ m3, tăng 2,4%). Nhu cầu sử dụng nước toàn quốc đến năm 2030 dự kiến là 122,5 tỷ m3, cao hơn so với hiện tại hơn 4,6 tỷ m3. Ở mùa cạn, nhu cầu dự báo sẽ là 80,5 tỷ m3, tăng gần 3 tỷ m3 so với hiện tại và mùa lũ là 41,97 tỷ m3, tăng hơn 2 tỷ m3. Từ số liệu nêu trên có thể thấy, nguồn nước hoàn toàn đủ cung cấp cho nền kinh tế quốc dân, tuy nhiên sự phân bổ không đồng đều giữa mùa lũ và mùa kiệt theo không gian và thời gian sẽ không còn theo quy luật tự nhiên. Do vậy, việc xây dựng các giải pháp phù hợp để tăng cường hiệu quả vận hành tối ưu các nhà máy thủy điện - đó là giải bài toán tối ưu sử dụng nước, cân đối giữa nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt và đảm bảo an ninh năng lượng cần đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng khó lường./. TS. NGUYỄN HUY HOẠCH - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM Tài liệu tham khảo: 1. TS. Nguyễn Huy Hoạch. Thủy điện thiếu nước - Nguyên nhân và giải pháp khắc phục. NangluongVietNam online 05:47 | 03/07/2023 2. TS. Nguyễn Huy Hoạch. Thiếu điện - Những thách thức không mới của ngành điện Việt Nam. NangluongVietNam online 07:49 | 09/06/2023 3. TS. Nguyễn Huy Hoạch. Công nghệ Nhật Bản trong vận hành thuỷ điện [kỳ 3]: Gợi ý của chuyên gia Việt Nam. NangluongVietNam online 13:47 | 25/07/2023
  • 13 DN xây dựng Việt Nam tạo nên nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, lọt top 10 đập thủy điện cao nhất thế giới
    Nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện nằm trên sông Đà tại vùng đất xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Nhà máy có công suất lắp máy 2.400 MW, với 6 tổ máy, điện lượng trung bình năm là 10,246 tỷ kWh, khởi công xây dựng tháng 12/2005. Sau 7 năm xây dựng, Thủy điện Sơn La được khánh thành vào ngày 23/12/2012, trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á tại thời điểm đó. Đến tháng 4/2023, Nhà máy Thủy điện Sơn La vừa cán mốc sản lượng 100 tỷ kWh phát lên lưới điện quốc gia, góp phần quan trọng trong cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà máy thủy điện được thiết kế kiểu hở, bố trí sau thân đập. Để thi công nhà máy, hơn 20.000 hộ dân của ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu phải di dời. Thủy điện Sơn La có khối lượng công việc thi công lớn nhất trong khu vực: Diện tích lưu vực: 43.760 km2; Dung tích hồ chứa: 9,26 tỷ m3; Mực nước dâng bình thường: 215m; Mực nước gia cường: 217,83 m; Mực nước chết: 175m. Khối lượng đào đắp đất đá các loại: 14,673 triệu m3; Khối lượng bê tông các loại: 4,920 triệu m3, trong đó 2,238 triệu m3bê tông CVC và 2,682 triệu m3bê tông RCC; Khoan phun gia cố và khoan phun chống thấm: 109.400 md; Khối lượng thiết bị: 72.070 tấn các loại. Kết cấu đập bê tông trọng lực của thủy điện Sơn La cao 138,1 m; chiều dài đỉnh đập 961,6 m, cao gần 90m, sử dụng công nghệ bê tông đầm lăn hiện đại nhất thời bấy giờ. Đập thủy điện Sơn La đứng thứ 9 trong top những đập cao nhất thế giới, bên cạnh những công trình của Trung Quốc, Nga, Paraguay, Mỹ, Venezuela. Thủy điện Sơn La là công trình có nhiều thiết bị quan trắc nhất, chia thành 7 mặt cắt, 1.028 cảm biến có nhiệm vụ khác nhau. Đặc biệt, 11 thiết bị đo địa chấn đặt tại các vị trí trọng yếu để thường xuyên kiểm tra thông tin an toàn đập. Tổng vốn đầu tư của dự án là 42.476,9 tỉ đồng (bao gồm vốn đầu tư ban đầu là 36.786,97 tỉ đồng và lãi vay trong thời gian xây dựng là 5.708 tỉ đồng) Hiện nay, nhà máy Thủy điện Sơn La do Công ty thủy điện Sơn La quản lý và vận hành. Trong năm 2022, số tiền nộp vào ngân sách Nhà nước của Công ty ước đạt 2.325 tỷ đồng, đưa tổng giá trị nộp ngân sách Nhà nước của Công ty từ khi thành lập đến nay đạt hơn 21.700 tỷ đồng. Trong đó, nhà máy thủy điện Sơn La nộp ngân sách Nhà nước hơn 16.600 tỷ đồng. Tham gia xây dựng Thủy điện Sơn La gồm 13 nhà thầu thành viên do Tổng công ty Sông Đà (mã CK: SJG) làm tổng thầu; Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư. Đặc biệt, kỹ sư và công nhân Việt Nam thiết kế và thi công, các chuyên gia nước ngoài chỉ đóng vai trò giám sát. Trên công trường thường xuyên có 8.000 - 10.000 người làm việc, những lúc cao điểm có thể lên tới 15.000 người. Theo VnExpress, các đơn vị tham gia dự án cùng Tổng công ty Sông Đà gồm: Tổng công ty xây dựng phát triển hạ tầng (Licogi), Tổng công ty xây dựng công nghiệp (Vinaincon, VVN), Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng (Vinaconex, VCG), Tổng công ty lắp máy (Lilama, LLM), Tổng công ty cơ khí xây dựng (Coma, TCK), Tổng công ty xây dựng Hà Nội (HAN), Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Tổng công ty máy - thiết bị công nghiệp (MIE), Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1), Tổng công ty xây dựng đường thuỷ, Công ty xây lắp điện 3 và Công ty Lũng Lô. Đây đều là những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu Việt Nam đã tham gia nhiều công trình trọng điểm. Ví dụ như Tổng thầu - Tổng công ty Sông Đà là nhà thầu chính của hầu hết các dự án thủy điện tại Việt Nam, ngoại trừ thủy điện Sơn La còn có thủy điện Hòa Bình (1.920MW), thủy điện Lai Châu (1.200MW), Thủy điện Huội Quảng (520MW)… Sông Đà chiếm tới 85% thị phần trong nước về xây dựng thủy điện, trở thành nhà thầu lớn nhất trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Ngoài ra, Sông Đà cũng là một trong các nhà thầu dẫn đầu của Việt Nam trong thi công công trình ngầm, công trình giao thông, đã thực hiện hơn hàng trăm km đường hầm, đặc biệt là hầm Hải Vân với phương pháp thi công NATM…. và rất nhiều dự án công nghiệp, Vinaincon đã tham gia thi công và hoàn thành hàng nghìn công trình công nghiệp, điện, cơ khí, hoá chất, công trình dân dụng, hạ tầng cơ sở, thủy lợi, giao thông… Các công trình lớn, tiêu biểu có thể kể như: Công trình Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, Mỏ Thiếc Cao Bằng, Mỏ Thiếc Quỳ Hợp - Nghệ An, Nhà máy Suppe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao; ... Vinaconex góp mặt trong các dự án đầu tư xây dựng như Công trình thủy lợi – thủy điện Cửa Đạt; Công trình thủy điện Buôn Kuôp, Buôn Tua Shar; Nhà máy nước Sông Đà; Sân vận động quốc gia Mỹ Đình; Bảo tàng Hà Nội; Trung tâm Hội nghị Quốc gia; Nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài ... Huyền Trang Nhịp sống thị trường
  • Hà Nội sẽ đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030
    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa lên Kế hoạch thực hiện chương trình hành động của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Theo đó, Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành Dự án đường Vành đai 4-Vùng thủ đô trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030. Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành Dự án đường Vành đai 4-Vùng thủ đô trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030. Trong đó, Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu, tỷ lệ đô thị hoá dự kiến đến năm 2025 đạt khoảng 60%-62%, đến năm 2030 dự kiến đạt khoảng 65%-75%. Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 30% vào năm 2025, phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 33-36% (cụ thể sẽ tiếp tục được xem xét trong quá trình nghiên cứu lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội và Chương trình phát triển đô thị Thành phố). Đến năm 2025, Hà Nội phấn đấu hoàn thành 100% các quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh, quy hoạch phân khu xây dựng các khu chức năng, quy hoạch chi tiết các khu vực cải tạo, tái thiết các khu chung cư cũ, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố; hệ thống các quy định, quy chế liên quan quản lý quy hoạch, kiến trúc; hoàn thành điều chỉnh các quy hoạch bảo đảm điều kiện phát triển các huyện thành quận. Thành phố cũng phấn đấu tỷ lệ đất giao thông đô thị (bao gồm giao thông tĩnh) trên đất xây dựng đô thị đến năm 2025 đạt từ 12%-15%, đến năm 2030 đạt tỷ lệ 15%-20%; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt khoảng 30-35% đến năm 2025, đến năm 2030 đạt khoảng 45-50%; diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đến năm 2025 đạt khoảng 7,8-8,1m2/người, đến năm 2030 đạt khoảng 12-14m2/người; diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt 31m2/người vào năm 2025, đến năm 2030 đạt 33m2/người. Thành phố sẽ cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các bệnh viện; trong đó, ưu tiên hoàn thành sớm 4 bệnh viện đa khoa lớn tại các cửa ngõ Thủ đô, hoàn thành chỉ tiêu 30-35 giường bệnh/vạn dân vào năm 2025. Phấn đấu tăng tổng số lượng giường bệnh của các cơ sở y tế (tại các trung tâm y tế chuyên sâu, bệnh viện đa khoa các cấp) đến năm 2025 dự kiến đạt khoảng 21.880 giường bệnh, đến năm 2030 khoảng 24.380 giường bệnh. Phấn đấu tỷ lệ số giường bệnh của các cơ sở y tế cấp đô thị trên 1.000 dân đến năm 2025 là 2,8 đến năm 2030 là 3,2 và tối thiểu 15 bác sĩ/10.000 dân; đồng thời gắn với việc phát triển nguồn nhân lực bảo đảm việc vận hành khi hoàn thành đầu tư. UBND Thành phố phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng 8%-8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000-13.000 USD; đóng góp tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đến năm 2025 là 17%, đến năm 2030 là 20%; tỷ trọng kinh tế số trong GRDP đến năm 2025 là 25%-30%, đến năm 2030 là 35%-40%; tỷ trọng ngành công nghiệp văn hóa trong GRDP đến năm 2025 là 5%, đến năm 2030 là 8%; tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2025 là 70%, đến năm 2030 là 80%. Thành phố phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030. UBND Thành phố giao các sở ngành tập trung tổ chức quán triệt và thực hiện tuyên truyền, giáo dục, vận động sâu rộng trong toàn xã hội, người dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị; triển khai và cụ thể hóa những chủ trương và giải pháp, huy động sức mạnh của hệ thống chính trị để triển khai hiệu quả các nội dung đề ra. Thành phố Hà Nội cũng xác định sẽ hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hoá, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững. Đẩy mạnh quản lý và phát triển đô thị, phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị và chất lượng cuộc sống đô thị, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn và trật tự đô thị. Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được Thành phố giao, xây dựng kế hoạch triển khai riêng cho đơn vị; chủ động lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chung của chương trình vào mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện hiệu quả. Quá trình triển khai, các đơn vị được giao nhiệm vụ theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng dự toán bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng chính sách. Khánh Hòa
Hợp tác phát triển

Chúng tôi luôn luôn ý thức rằng hợp tác của các bạn góp phần tạo nên thành công của chúng tôi

Liên lạc với chúng tôi

(+84-24) 222 555 86

Báo Cáo Tài Chính

21/08/2018

Đối tác khách hàng